Gia Lai: 120 cán bộ quản lý, giáo viên tập huấn dạy xóa mù chữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Sáng 8-6, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Gia Lai, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội nghị tập huấn dạy học chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

Dự khai mạc hội nghị có ông Trần Bá Công-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT; đại diện lãnh đạo phòng Giáo dục Trung học, Giáo dục chính trị và Giáo dục thường xuyên (Sở GD-ĐT) cùng trên 120 báo cáo viên, học viên là cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán cấp tỉnh, huyện.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công phát biểu chỉ đạo tại lớp tập huấn. Ảnh: Mộc Trà
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công phát biểu chỉ đạo tại lớp tập huấn. Ảnh: Mộc Trà

Trong 2 ngày (8 và 9-6), các báo cáo viên sẽ giới thiệu mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) đối với các môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội; giới thiệu cấu trúc bài học, các mạch nội dung/chủ đề học tập. Cán bộ quản lý, giáo viên tham gia tập huấn cũng sẽ được hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học viên học chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 phù hợp với đặc điểm môn học; hướng dẫn thiết kế kế hoạch bài dạy và thực hành dạy học một số nội dung theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công thông tin: Trong quá trình triển khai thực hiện (từ tháng 8 đến tháng 12-2022), các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ giảng dạy xóa mù chữ gặp khó khăn khi tìm nguồn tài liệu, học liệu để đưa vào kế hoạch giảng dạy, đáp ứng yêu cầu cần đạt theo quy định tại Thông tư số 33/2021/TT-BGDĐT ngày 26-11-2021 của Bộ GD-ĐT. Sở GD-ĐT cũng đã gửi Công văn đề nghị Bộ GD-ĐT hướng dẫn tài liệu dạy học chương trình xóa mù chữ. Vì vậy, đợt tập huấn lần này có ý nghĩa rất quan trọng, tiến tới tổ chức tập huấn đại trà và triển khai thực hiện chương trình rộng rãi trong tháng 6-2023.

Để hội nghị đạt hiệu quả, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT đề nghị các báo cáo viên chia lớp học thành 3 nhóm (40 học viên/nhóm); triển khai đầy đủ, cụ thể các nội dung tập huấn; hướng dẫn hoàn thiện sản phẩm tập huấn (mỗi môn 24 sản phẩm) và gửi về Ban tổ chức lớp học vào ngày 14-6. Cán bộ quản lý, giáo viên tham gia phải tập trung tiếp thu, tương tác tích cực để hoàn thành sản phẩm thực hành tại lớp theo yêu cầu.

Quang cảnh khai mạc lớp tập huấn. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh khai mạc lớp tập huấn. Ảnh: Mộc Trà

Được biết, theo Kế hoạch số 1602/KH-UBND ngày 21-7-2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 1 (từ năm 2021-2025), dự kiến toàn tỉnh sẽ mở 715 lớp xóa mù chữ, huy động 23.475 người tham gia học. Đến nay, tỉnh đã có 3 địa phương triển khai gồm: Krông Pa (7 lớp), Pleiku (5 lớp), Phú Thiện (3 lớp) với 320 học viên.

Có thể bạn quan tâm

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Sẵn sàng bước vào năm học mới

Gia Lai sẵn sàng bước vào năm học mới

(GLO)- Với sự chủ động trong công tác chuẩn bị từ cơ sở vật chất đến huy động học sinh ra lớp, tới thời điểm này, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã sẵn sàng bước vào năm học 2024-2025 cùng quyết tâm thực hiện tốt chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”.

Những món quà ý nghĩa trong mùa khai trường

Những món quà ý nghĩa trong mùa khai trường


(GLO)- Bàn ghế, sách vở, đồ dùng học tập…là những món quà thiết thực mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, Mạnh Thường Quân gửi trao đến nhà trường, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Gia Lai trước thềm năm học mới với ý nghĩa chung tay xây dựng xã hội học tập.

Trái tim của thầy giáo Sang

Trái tim của thầy giáo Sang

Tính đến tháng 8.2024, anh Trương Chấn Sang (28 tuổi, giáo viên tiếng Anh Trường TH-THCS-THPT Phan Chu Trinh, TP.Dĩ An, Bình Dương) đã tặng được hơn 3.000 chiếc ba lô, 1.000 áo ấm, cùng 100 suất học bổng (khoảng 50 triệu đồng) cho các em học sinh khó khăn ở nhiều tỉnh thành, vùng miền.
Huyện Đoàn Ia Pa phối hợp tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường và Trung thu sớm” cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Quang Trung (xã Ia Broăi). Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa huy động nguồn lực tiếp sức học sinh nghèo mùa tựu trường

(GLO)- Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học, các ban, ngành, đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức nhiều hoạt động tiếp sức đến trường. Mỗi suất học bổng, chiếc xe đạp, cặp sách…là động lực để những “mầm xanh” tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ con chữ.
Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

(GLO)- Trong làng chạy bộ Gia Lai, Nguyễn Thị Duyên (SN 1990, thôn Chư Đông, xã Chư Gu, huyện Krông Pa) là vận động viên cừ khôi với nhiều thành tích đáng nể. Không những vậy, cô giáo làng còn mở lớp dạy chạy bộ miễn phí với mong muốn thắp lên niềm đam mê cho các em nhỏ vùng “chảo lửa” Krông Pa.