Chư Prông: Quan tâm hỗ trợ giống chất lượng cho người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Năm 2019, huyện Chư Prông đã xuất ngân sách gần 2,5 tỷ đồng mua các loại hạt giống, cây giống hỗ trợ bà con nông dân ở các địa phương sản xuất. Đến nay, huyện đã cấp xong giống lúa vụ mùa và hầu hết các loại cây giống khác, trong đó có 395.395 cây giống cà phê tái canh, 25.844 cây giống điều ghép cao sản PN1, 1.100 cây bưởi da xanh, 1.600 cây na Hoàng Hậu, 500 cây sầu riêng giống mới. Số lúa giống và các loại cây giống này đã được bà con gieo trồng trên 500 ha.
Ngoài hỗ trợ cây giống, bà con còn được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật đào hố, gieo trồng, bảo vệ, chăm sóc các loại cây trồng. Ông Lưu Hoài Hưng-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Prông-cho hay: “Qua theo dõi, các loại cây trồng đều sinh trưởng, phát triển khá tốt, tỷ lệ sống đạt trên 90%. Phát huy kết quả này, cán bộ nông nghiệp tiếp tục bám sát cơ sở, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn bà con bảo vệ, chăm sóc, không để cây trồng chậm phát triển”.
 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Prông cung cấp cây giống cho người dân để sản xuất. Ảnh: H.C
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Prông cung cấp cây giống cho người dân để sản xuất. Ảnh: H.C
Ia Băng là xã thuần nông, có đông người Jrai sinh sống. Những năm gần đây, do kinh tế khó khăn, thời tiết bất lợi, nông sản mất mùa, mất giá nên đời sống của bà con gặp nhiều khó khăn. Gần đây, nhiều loại cây trồng trên địa bàn còn bị sâu bệnh gây hại, như bệnh sâu keo mùa thu mới xuất hiện trên cây bắp. Được hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, người dân rất phấn khởi. Ông Nguyễn Sơn Động-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Băng-nói: “Hơn 20 hộ dân ở xã Ia Băng đã được huyện cấp không 22.000 cây giống cà phê tái canh thực sinh loại TRS1, TR4, TR9. Sau 1 tháng trồng, chăm sóc, cây cà phê sinh trưởng và phát triển khá tốt. Bà con rất phấn khởi, nhất là các hộ Jrai”.
Với nông dân xã Ia Drăng, huyện cũng quan tâm hỗ trợ cây giống cà phê tái canh và một số giống cây ăn quả. Ông Đồng Mạnh Hùng-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Drăng-cho biết: Nhận được cây giống có nguồn gốc rõ ràng từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, bà con không phải bỏ tiền ra mua cây giống trôi nổi trên thị trường, lại được cán bộ nông nghiệp tận tình hướng dẫn kỹ thuật đào hố, bón phân, chăm sóc nên ai cũng vui. Sau khi xuống giống, tỷ lệ cây sống cao, chứng tỏ giống đảm bảo chất lượng, trồng đúng kỹ thuật.
Ngoài ra, huyện Chư Prông còn hỗ trợ người dân 2 xã: Ia Lâu và Ia Piơr 7.800 kg giống lúa HT1. Huyện cũng đã có kế hoạch xuất ngân sách mua giống lúa hỗ trợ sản xuất vụ Đông Xuân cho người dân 3 xã: Ia Boòng, Ia Lâu, Ia Piơr. Ông Nguyễn Anh Dũng-Chủ tịch UBND huyện Chư Prông-cho biết: “Các loại hạt giống, cây giống hỗ trợ cho nông dân từ nguồn ngân sách đều được các cơ quan có trách nhiệm quản lý, thẩm định chặt chẽ, đảm bảo số lượng và chất lượng. Cơ quan chuyên môn của huyện cũng về tận cơ sở  hướng dẫn người dân gieo trồng và chăm sóc chu đáo, đảm bảo mang lại năng suất, chất lượng. Tuy vậy, để phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả chất lượng sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp, lãnh đạo huyện luôn quán triệt, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn bám sát địa bàn, thường xuyên kiểm tra tình hình sản xuất, bảo vệ, chăm sóc các loại cây trồng”.
 HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.