Chư Păh ra mắt 2 mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” và “Địa chỉ tin cậy cộng đồng”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 12-2, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tổ chức ra mắt 2 mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” và “Địa chỉ tin cậy cộng đồng” tại làng Mun-thị trấn Ia Ly.

Theo đó, “Tổ truyền thông cộng đồng” là mô hình tự quản dựa vào cộng đồng trên tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch và tình nguyện. Tổ truyền thông có nhiệm vụ xác định các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết của phụ nữ và trẻ em tại địa phương để tuyên truyền, giải quyết, vận động người dân thay đổi. Bên cạnh đó, tổ cũng xác định nội dung, hình thức truyền thông phù hợp với đặc thù địa phương; thực hiện công tác báo cáo, đánh giá và rút kinh nghiệm các hoạt động truyền thông. Việc thực hiện các hoạt động truyền thông tận dụng tối đa lợi thế của các nền tảng số như ứng dụng zalo, facebook...

Ra mắt các thành viên trong "Tổ truyền thông cộng đồng". Ảnh: Minh Châu

Ra mắt các thành viên trong "Tổ truyền thông cộng đồng". Ảnh: Minh Châu

“Địa chỉ tin cậy cộng đồng” là mô hình huy động sự tham gia của cán bộ, hội viên, phụ nữ và cộng đồng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Mô hình trao quyền cho các thành viên để trở thành tình nguyện viên trong cộng đồng, tham gia và tổ chức các hoạt động đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại địa phương; phá vỡ sự im lặng và sẵn sàng lên tiếng về tình trạng bạo lực trên cơ sở giới có liên quan tới xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực học đường, bạo lực gia đình...

Ban điều hành của 2 mô hình trên gồm trưởng thôn, già làng uy tín, chi hội trưởng phụ nữ, công an viên… Ông Rơ Châm Túy-Bí thư chi bộ kiêm thôn trưởng làng Mun làm trưởng ban của 2 mô hình.

Tại buổi ra mắt, chương trình tổ chức truyền thông các quy định của pháp luật liên quan đến tảo hôn, giáo dục nâng cao nhận thức về làm mẹ an toàn và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trên 100 hội viên phụ nữ và người dân làng Mun.

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

(GLO)- Ngày 8-5, Huyện ủy Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện nhằm học tập, quán triệt và tuyên truyền các văn bản quan trọng của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị diễn ra tại hội trường huyện, với sự tham dự đông đủ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Tính đến ngày 4-5, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây dựng, sửa chữa 6.712 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách, người có công, đạt 82,31% kế hoạch. Hàng ngàn căn nhà tạm bợ được thay thế bằng những nhà khang trang, mở ra hy vọng mới cho nhiều gia đình.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.