Chư Păh nâng cao hiệu quả quản lý đất đai và môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, huyện Chư Păh đã triển khai đồng bộ các giải pháp để công tác quản lý đất đai và các hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn đi vào nề nếp.

Hệ thống hóa quản lý đất đai

Theo Quyết định số 210/QĐ-UBND ngày 8-5-2024 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Chư Păh, trong đó tổng diện tích đất nông nghiệp hơn 85.973 ha, đất phi nông nghiệp hơn 6.150 ha, đất chưa sử dụng hơn 5.097 ha. Ông Lê Xuân Dũng-Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện-cho biết: Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai theo Luật Đất đai năm 2024 và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đất đai, phòng đã tham mưu UBND huyện triển khai kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; điều chỉnh, bổ sung giá đất vào bảng giá đất các loại đất giai đoạn 2020-2024; đo đạc chỉnh lý, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; rà soát, giải quyết hồ sơ cấp giấy tập trung, cấp lẻ còn tồn đọng...

nguoi-dan-di-lam-tthc-tai-bo-phan-tiep-nhan-va-tra-ket-qua-huyen.jpg
Người dân đến Bộ phận một cửa của huyện để giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai. Ảnh: Lê Nam

Đến thời điểm này, huyện Chư Păh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt trên 98% so với diện tích đã đo đạc đủ điều kiện. Riêng năm 2024, huyện đã cấp 325 giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích hơn 127 ha. Ông Hoàng Anh Tuệ-Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Chư Păh-cho biết: Chi nhánh sẽ chỉ đạo toàn thể viên chức, hợp đồng lao động tập trung nghiên cứu quy định Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn có liên quan để thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo thời gian đúng quy định. Đồng thời, Chi nhánh cũng cử 2 công chức làm việc thường trực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện.

Tuy nhiên, theo ông Tuệ trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn một số khó khăn do các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai 2024 chưa kịp thời. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu địa chính chưa chuẩn hóa, đồng bộ để phục vụ công tác chuyên môn. Chi nhánh hiện đang phải lồng ghép làm song song giữa hồ sơ giấy và hồ sơ số nên khối lượng công việc tăng lên. Việc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn phức tạp, đòi hỏi phải đảm bảo các điều kiện như: hủy theo seri giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ; xác định chủ sở hữu đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính hay chưa...

Chú trọng bảo vệ môi trường

Đi đôi công tác quản lý đất đai, công tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải nguy hại trong sản xuất nông nghiệp, cũng được huyện Chư Păh đặc biệt chú trọng. Theo đó, huyện đã hỗ trợ các địa phương lắp đặt hơn 500 bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực tại các khu sản xuất nông nghiệp. Ông Rơ Châm Phenh-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Phí-cho biết: Hiện nay, trên địa bàn xã Ia Phí đã lắp được 90 bể chứa rác nguy hại đặt tại các cánh đồng, khu sản xuất của 13 làng. Nhờ đó, tình trạng người dân vứt bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng ra môi trường đã được hạn chế. Đồng thời, qua công tác tuyên truyền, người dân đã nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tình trạng vứt bao bì thuốc bảo vệ thực vật ra đồng ruộng giảm đáng kể.

nguoi-dan-xa-ia-phi-bo-chai-vo-bao-thuoc-bvtv-sau-khui-da-su-dung-xong-vao-be-chua-rac-thai-nguy-hai.jpg
Người dân xã Ia Phí bỏ chai, vỏ bao thuốc BVTV sau khi đã sử dụng xong vào bể chứa rác thải nguy hại. Ảnh: Lê Nam

Cùng với đó, Mặt trận và các hội, đoàn thể huyện Chư Păh cũng thường xuyên phối hợp, tổ chức các hoạt động, phong trào về bảo vệ môi trường như: "Ngày Chủ Nhật xanh"; hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn", tháng hành động vì môi trường… Bà Trần Thị Diệu Linh-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện-cho biết: Riêng năm 2024, Hội LHPN huyện tổ chức 4 cuộc tuyên truyền về chủ đề, thông điệp và các hoạt động hưởng ứng chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" với 350 chị tham gia. Các cơ sở Hội phối hợp tổ chức 16 buổi truyền thông phòng-chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường, có 1.050 lượt người tham gia. Đồng thời, cấp 550 thùng rác có nắp đậy cho hội viên, với tổng trị giá 70 triệu đồng. Duy trì 26 các mô hình câu lạc bộ “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông và rác thải nhựa”, “Phụ nữ phân loại rác tại hộ gia đình” với 1.066 thành viên; 1 mô hình “Ngôi nhà xanh đồng hành cùng phụ nữ nghèo” tại thị trấn Phú Hòa và 2 mô hình “Ngôi nhà xanh” tại xã Ia Nhin; 3 mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” (Nghĩa Hòa, Ia Nhin, Nghĩa Hưng). Ngoài ra, Hội đã vận động hội viên, phụ nữ tổ chức phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, dọn dẹp vệ sinh 6,5 km đường làng, thu gom 2,5 tấn rác thải với sự tham gia của 340 cán bộ, hội viên phụ nữ; vận động chị em phụ nữ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, đào hố rác tự hoại, di dời chuồng trại ra xa nhà ở. Các cơ sở Hội đã vận động trồng được 1.530 cây xanh như: mắc ca, cà phê, sầu riêng, bơ, mít thái, cây cau, cây muồng hoàng yến… “Phong trào bảo vệ môi trường có sức lan tỏa sâu rộng đến cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân trên địa bàn huyện. Các hoạt động không những góp phần giữ gìn môi trường sống, mà còn xây dựng, thực hiện nếp sống văn minh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp thiết thực trong phong trào phụ nữ chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương”-bà Linh chia sẻ.

hoi-lhpn-xa-ia-nhin-to-chuc-truyen-thong-ve-bao-ve-moi-truong-va-thanh-lap-cau-lac-bo-phu-nu-noi-khong-voi-rac-thai-nhua.jpg
Hội LHPN xã Ia Nhin tổ chức truyền thông về bảo vệ môi trường và thành lập câu lạc bộ phụ nữ nói không với rác thải nhựa. Ảnh: Lê Nam

Trao đổi thêm với P.V, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chư Păh-cho biết: Thời gian qua, công tác quản lý đất đai trên địa bàn được siết chặt, góp phần từng bước nâng cao, công tác xác định giá đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn với đất cho tổ chức, cá nhân được thực hiện kịp thời. Cùng với đó, các hoạt động về bảo vệ môi trường được thực hiện thường xuyên đã góp phần tích cực vào việc cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường khu vực nông thôn, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân.

Có thể bạn quan tâm

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(GLO)- Sáng 6-2, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai do ông Nguyễn Hoàng Phong-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng năm mới các đoàn viên, người lao động làm việc tại một số nghiệp đoàn, công ty trên địa bàn TP. Pleiku.

Khởi sắc xã vùng biên

Khởi sắc xã vùng biên Ia Khai

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã vùng biên Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được nâng lên.

Ủy ban nhân dân huyện Kbang yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan và các đơn vị chủ rừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về PCCCR. Ảnh: M.P

Kbang chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

(GLO)- Bước vào mùa khô năm nay, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng kế hoạch, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn, đơn vị chủ rừng tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn.

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

(GLO)- Lúa Krol, lúa Đá là những giống lúa rẫy truyền đời của người Bahnar, Jrai. Trải qua bao biến thiên thăng trầm, tưởng rằng những “hạt ngọc của trời” này đã biến mất. Vậy nhưng, với sự nỗ lực bảo tồn của người dân và chính quyền địa phương, 2 giống lúa cổ từng bước được “hồi sinh”.

Công nhân Công ty 72 thu hoạch mủ cao su. Ảnh: T.T

Ân tình 72

(GLO)- Hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã biến vùng đất cằn cỗi, hoang hóa trở thành nơi bạt ngàn cao su, cà phê, chung tay góp sức giúp người dân miền biên viễn gầy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.