Gia Lai hưởng ứng Ngày Đất ngập nước Thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 419/STNMT-CCBVMT về việc hưởng ứng Ngày Đất ngập nước Thế giới năm 2025.

Theo đó, với chủ đề Ngày Đất ngập nước Thế giới năm 2025 là “Bảo vệ đất ngập nước vì tương lai của chúng ta”, Sở TNMT đề nghị các sở, ban, ngành trực thuộc tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giá trị và tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước đối với sự sống của con người và thiên nhiên, các mối đe dọa tác động ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất ngập nước. Đồng thời, lồng ghép nội dung bảo vệ, sử dụng bền vững đất ngập nước vào các chương trình giáo dục, kêu gọi mọi người dân cùng cam kết bảo vệ, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, tăng cường quản lý, phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước bị suy thoái.

tinh-gia-lai-co-nhieu-vung-dat-ngap-nuoc-tu-nhien-nhu-ho-ayun-ha-cac-ho-thuy-dien-thuy-loi.jpg
Sở TNMT đề nghị các sở, ban, ngành trực thuộc tỉnh và các địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giá trị và tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước. Ảnh: Hồng Thương

Cùng với đó, triển khai các quy định pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước; tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021-2030 và tích hợp nội dung về bảo vệ giá trị đất ngập nước, quản lý, phục hồi và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển của các ngành và địa phương. Ngoài ra, đẩy mạnh các giải pháp dựa vào thiên nhiên, dựa vào cộng đồng, tiếp cận hệ sinh thái nhằm bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước. Nhân rộng các mô hình sử dụng đất ngập nước hiệu quả, thúc đẩy các sáng kiến bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu đối với các vùng đất ngập nước.

Đồng thời, đẩy mạnh giám sát thực hiện pháp luật về bảo vệ, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; huy động và đa dạng hóa các nguồn lực; tăng cường hợp tác quốc tế và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng nhằm hỗ trợ và tăng cường hiệu quả quản lý, bảo tồn các vùng đất ngập nước trên địa bàn.

Sở TNMT đề nghị các sở, ban, ngành trực thuộc tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện tốt các hoạt động hưởng ứng và gửi báo cáo kết quả hưởng ứng của đơn vị mình về Sở TNMT trước ngày 25-2-2025 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ TNMT.

Có thể bạn quan tâm

Khởi sắc xã vùng biên

Khởi sắc xã vùng biên Ia Khai

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã vùng biên Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được nâng lên.

Ủy ban nhân dân huyện Kbang yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan và các đơn vị chủ rừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về PCCCR. Ảnh: M.P

Kbang chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

(GLO)- Bước vào mùa khô năm nay, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng kế hoạch, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn, đơn vị chủ rừng tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn.

Gia Lai công bố 2 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 5 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý giá

Gia Lai công bố 2 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 5 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý giá

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký quyết định công bố 2 thủ tục hành chính (TTHC) mới thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện; bãi bỏ 5 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính và UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý giá.

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

(GLO)- Lúa Krol, lúa Đá là những giống lúa rẫy truyền đời của người Bahnar, Jrai. Trải qua bao biến thiên thăng trầm, tưởng rằng những “hạt ngọc của trời” này đã biến mất. Vậy nhưng, với sự nỗ lực bảo tồn của người dân và chính quyền địa phương, 2 giống lúa cổ từng bước được “hồi sinh”.

Tìm lại hương cà phê xưa

Tìm lại hương cà phê xưa

(GLO)- Robusta sẻ và Yellow Bourbon là 2 dòng cà phê xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX khi người Pháp đưa vào trồng tại các đồn điền ở Việt Nam.

Diện mạo nông thôn của huyện Ia Pa ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.C

Ia Pa khát vọng vươn lên

(GLO)- Huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) khép lại năm 2024 với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện tiếp tục tạo đột phá trong năm mới, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu nhiệm kỳ 2020-2025.

Công nhân Công ty 72 thu hoạch mủ cao su. Ảnh: T.T

Ân tình 72

(GLO)- Hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã biến vùng đất cằn cỗi, hoang hóa trở thành nơi bạt ngàn cao su, cà phê, chung tay góp sức giúp người dân miền biên viễn gầy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.