Chư Păh kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp gắn với thực tiễn tình hình địa phương, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) trở thành điểm sáng trong việc kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông (TNGT).
Tai nạn giao thông giảm cả 3 chỉ số
Ông Nay Kiên-Chủ tịch UBND huyện Chư Păh, Trưởng ban An toàn giao thông (ATGT) huyện-cho biết: Trên địa bàn huyện có 2 tuyến quốc lộ (đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 19D) với tổng chiều dài hơn 40 km, tỉnh lộ 661 dài 22 km và hơn 700 km đường liên thôn, liên xã. Trong 5 năm (2016-2020), cấp ủy, chính quyền từ huyện đến các xã luôn chú trọng bảo đảm trật tự ATGT.
Ban ATGT huyện đã phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong việc triển khai các biện pháp nhằm ổn định tình hình trật tự ATGT. Trong đó, chú trọng tuyên truyền về Luật Giao thông Đường bộ trong học sinh, thanh niên và đồng bào dân tộc thiểu số. Lực lượng chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về trật tự ATGT; ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi gây mất ATGT; giải tỏa hành lang ATGT đường bộ; quản lý hoạt động xe công nông, xe độ chế; kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn, quá hạn kiểm định…
Cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát Giao thông-Trật tự Công an huyện Chư Păh tuần tra, kiểm soát đảm bảo ATGT trên địa bàn. Ảnh: Lê Hòa
Cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát Giao thông-Trật tự Công an huyện Chư Păh tuần tra, kiểm soát đảm bảo ATGT trên địa bàn. Ảnh: Lê Hòa
Trong 5 năm (2016-2020), Công an huyện đã huy động 24.775 lượt cán bộ, chiến sĩ cùng 11.608 lượt phương tiện tham gia tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự ATGT. Qua đó, đơn vị đã lập biên bản xử lý 12.783 trường hợp vi phạm (2.726 trường hợp không đội mũ bảo hiểm, 1.739 trường hợp không có giấy phép lái xe, 1.702 trường hợp vi phạm tốc độ, 436 trường hợp vi phạm nồng độ cồn...) với số tiền phạt trên 4,5 tỷ đồng. Đồng thời, tạm giữ 4.022 phương tiện (3.948 xe mô tô, 23 xe ô tô, 51 phương tiện khác) cùng 9.470 giấy tờ xe, tước quyền sử dụng có thời hạn 245 giấy phép lái xe.
“Nhờ triển khai nhiều biện pháp nên trong 5 năm qua, tình hình TNGT giảm rõ rệt. Trên địa bàn huyện Chư Păh xảy ra 98 vụ TNGT, làm chết 59 người, bị thương 91 người, thiệt hại tài sản ước tính hơn 1,1 tỷ đồng. So với giai đoạn 2011-2015, TNGT giảm 6,66% số vụ, giảm 15,71% số người chết, giảm 22,88% số người bị thương”-Trung tá Mạc Thế Nguyên-Đội trưởng Đội Cảnh sát Giao thông-Trật tự (Công an huyện Chư Păh) cho hay.
Nhiều giải pháp kiềm chế TNGT
Là địa phương sở hữu lượng xe công nông, xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp khá lớn nên huyện Chư Păh đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo ATGT liên quan các loại phương tiện này.
Trung tá Mạc Thế Nguyên thông tin thêm: Thực hiện Công điện số 13/CĐ-UBND ngày 28-11-2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về nghiêm cấm xe công nông chở người lưu thông trên quốc lộ, tỉnh lộ, khu vực thị trấn…, Công an huyện đã tổ chức cho 2.222/2.405 chủ xe công nông ký cam kết không vi phạm; đồng thời, tiến hành gắn biển phản quang cho 1.844 xe công nông. Lực lượng chức năng cũng xử lý 172 trường hợp xe công nông đi vào đường cấm hoặc chở người trên thùng xe; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 42,5 triệu đồng.
Làm thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với trường hợp vi phạm tại Đội Cảnh sát Giao thông-Trật tự Công an huyện Chư Păh. Ảnh: Lê Hòa
Cán bộĐội Cảnh sát Giao thông-Trật tự Công an huyện Chư Păh làm thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với trường hợp vi phạm. Ảnh: Lê Hòa
Đặc biệt, nhằm góp phần nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ cho người dân, lực lượng Cảnh sát Giao thông-Trật tự thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên các tuyến giao thông chính và các tuyến phức tạp về trật tự ATGT; tổ chức gọi hỏi, răn đe 372 trường hợp thanh-thiếu niên thường xuyên vi phạm Luật Giao thông Đường bộ như: rú ga, nẹt pô, lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự công cộng. Phối hợp lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự xã hội đưa 83 đối tượng thường xuyên vi phạm Luật Giao thông Đường bộ ra kiểm điểm trước dân. Chỉ đạo các tổ tự quản về ATGT các xã, thị trấn có chợ tuyên truyền, nhắc nhở hơn 600 lượt người không lấn chiếm hành lang ATGT... 
Chủ tịch UBND huyện Chư Păh thông tin: Mặc dù TNGT cơ bản được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và chưa bền vững. Công tác đảm bảo trật tự ATGT chủ yếu vẫn giao cho lực lượng Công an phụ trách. Tuy cơ sở hạ tầng giao thông đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp nhưng vẫn còn hạn chế so với nhu cầu thực tiễn lưu thông.
“Giai đoạn 2021-2025, huyện phấn đấu hàng năm kéo giảm TNGT 5-10% ở cả 3 tiêu chí. Để làm được điều này, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự ATGT; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ vào lĩnh vực quản lý đảm bảo trật tự ATGT; đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT để phù hợp với thực tiễn tình hình mới”-Chủ tịch UBND huyện Chư Păh cho biết thêm. 
LÊ HÒA

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.