Chư Păh: Giúp đồng bào dân tộc thiểu số trồng lúa chất lượng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, huyện Chư Păh đã triển khai nhiều dự án khuyến nông nhằm giúp hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn hình thành thói quen thâm canh giống lúa mới chất lượng để đạt hiệu quả cao.

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Chư Păh, tổng diện tích gieo trồng lúa nước của huyện hàng năm đạt gần 4.000 ha (vụ Đông-Xuân trên 1.540 ha, vụ mùa 2.342 ha). Để nâng cao năng suất và chất lượng trong gieo trồng, từ năm 2022 đến nay, huyện đã xuất ngân sách hơn 7,52 tỷ đồng để triển khai 4 dự án thâm canh giống lúa mới tại 14 xã, thị trấn. Cụ thể, huyện đã hỗ trợ 228 tấn lúa giống các loại cho hơn 42.898 lượt hộ canh tác trên diện tích 2.280 ha, chủ yếu là các giống: HN6, ĐT100, J02, BC15, HG12 và TBR97. Quá trình triển khai, huyện hỗ trợ vật tư nông nghiệp (gần 200 tấn vôi bột) và tổ chức gần 50 lớp tập huấn, hội nghị đầu bờ để hỗ trợ người dân kỹ thuật canh tác.

ong-loi-chi-tay-ve-nhung-thua-ruong-su-dung-giong-lua-moi-cho-nang-suat-cao-cua-nguoi-dan-trong-lang.jpg
Ông Đinh Văn Lợi-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đoàn Kết (xã Chư Đang Ya) phấn khởi khoe những thửa ruộng trồng giống lúa mới cho năng suất cao của người dân trong làng. Ảnh: Hồng Thương

Ông Lê Đức Thụ-công chức Địa chính-Nông nghiệp xã Chư Đang Ya-cho biết: Diện tích gieo trồng hàng năm của xã chỉ đạt hơn 500 ha so với 788,57 ha do có một số diện tích bị ngập vào mùa mưa hoặc có chân ruộng cao hay gặp hạn vào mùa khô. Hơn nữa, đồng bào dân tộc thiểu số có thói quen sử dụng giống lúa cũ 6 tháng để canh tác nên năng suất chỉ đạt 4-4,5 tấn/ha. Tuy nhiên, từ năm 2023 đến nay, huyện triển khai 3 dự án thâm canh hỗ trợ người dân 26 tấn lúa giống lúa TBR97 và ĐT100 trên diện tích gần 260 ha. Qua đánh giá kết quả đạt năng suất 6,5-7 tấn/ha. Từ kết quả này, trong vụ Đông-Xuân người dân triển khai 100% diện tích sử dụng 2 giống trên và vụ mùa này đạt trên 85%.

Cùng chúng tôi ra thăm cánh đồng lúa của làng đang vào mùa thu hoạch, ông Đinh Văn Lợi-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đoàn Kết (xã Chư Đang Ya) phấn khởi cho biết: Làng có 75 hộ canh tác hơn 10 ha lúa nước 1 vụ. Liên tục 3 năm (2023-2025), 100% các hộ đều được huyện hỗ trợ hướng dẫn trồng giống lúa mới TBR97 và ĐT100. "Trước, đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng giống lúa 6 tháng cho thu hoạch nên năng suất rất thấp. Giống lúa này thân cây cao nên cũng hay bị ngã đổ. Từ khi đưa giống lúa TBR97 và ĐT100 vào canh tác, năng suất đạt 6,5-7 tấn/ha, cao hơn so với giống cũ hơn 2 tấn/ha".

anh-hung-phan-khoi-khi-giong-lua-moi-cho-nang-suat-dat-cao-honjpg.jpg
Ông Rơ Châm Hùng phấn khởi khi giống lúa mới có năng suất vượt trội. Ảnh: Hồng Thương

Trong khi đó, người dân làng Wet (xã Chư Đang Ya) cũng phấn khởi khi áp dụng giống lúa mới đem lại năng suất cao. Ông Rơ Châm Hùng cho biết: "Gia đình tôi có 1 ha lúa. Trước đây, tôi trồng giống lúa cũ chỉ đạt 3 tấn/ha. Từ khi được huyện hỗ trợ giống lúa mới ĐT100 và được hướng dẫn kỹ thuật, năng suất đạt khoảng 6 tấn/ha. Giống lúa mới có thân cây thấp, cứng thời gian từ khi gieo sạ đến thu hoạch khoảng 90-105 ngày".

Tương tự, tại xã Nghĩa Hưng, bà Lê Thị Tình-công chức Địa chính-Nông nghiệp xã cho hay: Trong 2 năm (2024-2025), huyện đã hỗ trợ gần 19 tấn lúa giống HN100 và HG12 cho 580 hộ dân trên địa bàn xã. “Đối với giống lúa HG12 hỗ trợ năm 2025 bà con vừa mới được cấp giống; riêng đối với giống lúa HN100 được hỗ trợ năm 2024 được bà con gieo sạ đạt năng suất 6,5 tấn/ha, cao hơn so với trước khi chăm sóc theo quy trình của dự án là 1 tấn/ha"-bà Tình cho hay.

h1.jpg
Người dân làng Wet (xã Chư Đăng Ya) nâng cao năng suất lúa nhờ được hỗ trợ kỹ thuật và giống lúa mới chất lượng cao. Ảnh: Hồng Thương

Ông Lê Xuân Dũng-Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Chư Păh-khẳng định: Qua thực tiễn triển khai mô hình giống lúa mới của các hộ cho thấy năng suất đạt từ 6-7 tấn/ha, cao hơn 1-1,5 tấn/ha so với diện tích không áp dụng mô hình. Hiện nay, việc triển khai các giống mới đã được nông dân trên địa bàn huyện nhân rộng, chiếm khoảng 75% diện tích canh tác hàng năm. Chúng tôi hy vọng rằng, kết quả này sẽ từng bước hình thành thói quen sử dụng giống mới cũng như áp dụng kỹ thuật vào canh tác nhằm nâng cao năng suất lúa nước của người dân trên địa bàn, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cũng như tạo tiền đề xây dựng thương hiệu lúa gạo huyện Chư Păh, hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null