Chư Păh chú trọng giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã nỗ lực cải cách hành chính, nhất là chú trọng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường mạng nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Ông Phạm Minh Phụng-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Thời gian qua, huyện đã triển khai các dịch vụ công trực tuyến như cấp đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... nhằm giảm thiểu thủ tục giấy tờ, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

“Huyện đã duy trì tốt hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa điện tử, một cửa liên thông UBND huyện và bộ phận một cửa tại UBND các xã, thị trấn. Thực hiện nghiêm túc việc rà soát TTHC, niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời các TTHC thuộc thẩm quyền; đồng thời, công khai đường dây nóng, cập nhật sổ sách theo dõi quá trình giải quyết TTHC.

Công tác cải cách thể chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cải cách tài chính công, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết TTHC được thực hiện đồng bộ, kịp thời, góp phần thúc đẩy công tác cải cách hành chính hướng tới vì sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp”-ông Phụng nhấn mạnh.

Thông qua hệ thống một cửa điện tử, từ đầu năm đến nay, huyện đã cung cấp 170 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 98 dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện.

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị và hệ thống thông tin cơ sở đã đẩy mạnh tuyên truyền về cải cách hành chính, sử dụng dịch vụ công trực tuyến để người dân thực hiện; đồng thời, tham gia giám sát hoạt động phục vụ của cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa cũng như quá trình thực thi chính sách, pháp luật, ra quyết định của cơ quan nhà nước.

Huyện Chư Păh đã nỗ lực cải cách hành chính, nhất là chú trọng giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng. Ảnh: Đ.Y

Huyện Chư Păh đã nỗ lực cải cách hành chính, nhất là chú trọng giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng. Ảnh: Đ.Y

Bà Nguyễn Thị Loan-Phó Giám đốc phụ trách Bưu điện huyện-cho hay: Đầu năm 2020, Bưu điện huyện thực hiện việc chuyển giao nhiệm vụ hành chính công. Cùng với đầu tư trang-thiết bị hiện đại, huyện bố trí đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, năng lực chuyên môn để giải quyết TTHC cho người dân.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở Bưu điện huyện được bố trí 3 nhân viên phụ trách; đầu tư 2 máy vi tính, 2 máy in, 1 máy scan, 1 hệ thống bấm số điện tử đảm bảo kết nối internet để phục vụ công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Qua đó, cán bộ, công chức của Bưu điện tích cực hỗ trợ người dân tạo tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh; hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến...

Tại xã Nghĩa Hưng, hồ sơ giải quyết TTHC được nộp trực tiếp và trực tuyến. Ông Phạm Văn Trung-Phó Chủ tịch UBND xã-cho hay: Ban đầu, khi chúng tôi yêu cầu người dân nộp hồ sơ trực tuyến, nhiều người còn lúng túng. Tuy nhiên, qua hướng dẫn của công chức bộ phận một cửa và các tổ công nghệ số cộng đồng, đến nay, phần đông người dân đã thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến. Từ đầu năm đến nay, Bộ phận một cửa của xã tiếp nhận 375 hồ sơ, trong đó, nộp trực tuyến 316 hồ sơ. Tất cả các hồ sơ đều giải quyết đúng hạn.

Tính chung toàn huyện từ đầu năm đến nay đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình là 2.853/5.067 hồ sơ TTHC. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh, thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn, Bưu điện huyện triển khai hoàn thành các nhiệm vụ còn lại trong kế hoạch cải cách hành chính; thực hiện chuyển đổi số trong giải quyết TTHC.

Người dân cài đặt tài khoản thanh toán trên dịch vụ công. Ảnh: Đinh Yến

Người dân cài đặt tài khoản thanh toán trên dịch vụ công. Ảnh: Đinh Yến

Cùng với đó, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện, xử lý những văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên và tình hình thực tế của địa phương nhằm kiến nghị, tham mưu xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện, thống nhất, đồng bộ.

Cập nhật kịp thời, đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND tỉnh, huyện ban hành theo quy định và đăng tải lên Cổng thông tin điện tử huyện. Định kỳ tiến hành rà soát, đánh giá TTHC nhằm kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy định về TTHC không cần thiết, không phù hợp nhằm đơn giản hóa TTHC, cắt giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

“Chúng tôi xác định việc nỗ lực giải quyết TTHC trên môi trường mạng không chỉ đơn thuần là nâng cao chất lượng phục vụ người dân mà còn tạo dựng hình ảnh của địa phương đối với nhà đầu tư; là bước đệm quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của địa phương. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết TTHC, góp phần vào sự phát triển của huyện”-ông Phụng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.