“Chắp cánh” cho học sinh tài năng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Thầy cô chỉ mong các em học tập thật say mê, không áp lực, không thành tích, cứ học một cách từ từ và nhà trường hy vọng rằng sau nhiều năm nữa sẽ có những chuyên gia đầu ngành từ danh sách này”. Lời chia sẻ của thầy Đỗ Bách Khoa-Hiệu trưởng Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) sau khi đăng tải trên trang Facebook cá nhân đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của rất nhiều người.

Với mục đích “chắp cánh” cho những “hạt giống” tài năng của tỉnh được bay cao, bay xa trong tương lai, 18 học sinh đã được tuyển thẳng vào học lớp 10 tại Trường THPT Chi Lăng năm học 2023-2024 với chính sách học bổng toàn phần hoặc miễn 100% học phí trong suốt 3 năm học.

Trao đổi với P.V, thầy Đỗ Bách Khoa cho biết: “Việc làm này đã được nhà trường thực hiện từ năm học 2019-2020, ngay sau khi trường thành lập và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ áp dụng chính sách học bổng sau khi học sinh đã trúng tuyển vào trường. Đến nay, nhà trường mới ban hành cụ thể trong quy chế tuyển sinh, phổ biến rộng rãi đến phụ huynh và học sinh để đăng ký xét tuyển”.

Cũng theo thầy Khoa, hơn 4 năm qua, mỗi năm, nhà trường hỗ trợ miễn và giảm học phí cho hơn 10 học sinh thuộc 3 khối lớp. Riêng năm học 2022-2023, toàn trường có 23 em được hưởng chính sách này.

Em Nguyễn Thị Ngọc Trúc (bìa trái) đón nhận suất học bổng toàn phần trị giá 300 triệu đồng do Thành Đoàn Pleiku phối hợp với Trường THPT Chi Lăng trao tặng. Ảnh: Đức Thụy

Em Nguyễn Thị Ngọc Trúc (bìa trái) đón nhận suất học bổng toàn phần trị giá 300 triệu đồng do Thành Đoàn Pleiku phối hợp với Trường THPT Chi Lăng trao tặng. Ảnh: Đức Thụy

Là một trong những học sinh nhận được học bổng toàn phần, em Bùi Hoàng Sơn phấn khởi nói: “Nhờ đạt giải nhì học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 môn Tiếng Anh nên em được nhà trường hỗ trợ toàn phần chi phí học tập. Không những thế, em có môi trường học tập tốt; các thầy-cô rất tình cảm và luôn tạo điều kiện tối đa cho chúng em phát triển khả năng của bản thân. Nhờ vậy, em đã tiếp tục giành được một số thành tích ở môn Tiếng Anh như: giải khuyến khích kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh bảng A, giải nhất kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh bảng B, huy chương vàng cuộc thi Olympic truyền thống 30-4”.

Theo quy chế tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024, đối tượng nhà trường áp dụng tuyển thẳng vào lớp 10 và tặng học bổng là những học sinh đạt các giải nhất, nhì, ba tại kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh ở các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh và những em có hoàn cảnh khó khăn có ý thức vươn lên trong học tập, đạt được thành tích tốt. Theo đó, học bổng toàn phần trong 3 năm học sẽ dành cho những học sinh giỏi cấp tỉnh đạt giải nhất, nhì và các em có hoàn cảnh khó khăn; riêng học sinh đạt giải ba sẽ được miễn 100% học phí khi học THPT tại trường.

Sau khi thông báo quy chế, Trường THPT Chi Lăng đã tiếp nhận nhiều hồ sơ ứng tuyển của học sinh trong tỉnh. Ban Giám hiệu nhà trường còn dành thời gian đến tận nhà các em đủ điều kiện ở các địa phương để tư vấn, tuyển sinh. Sau khi biết được chủ trương của trường, nhiều phụ huynh đã an tâm gửi gắm con theo học.

Bà Trần Thị Mỹ Tiền (tổ 1, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) cho hay: “Trước đây, tôi có biết đến Trường THPT Chi Lăng qua lời giới thiệu của một vài người bạn, song chưa có thời gian tìm hiểu kỹ. Sau khi được thầy Hiệu trưởng đến tận nhà tư vấn, tôi khá yên tâm và quyết định cho con theo học tại trường. Vui hơn là vì con đạt giải ba học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh môn Toán nên được nhà trường tuyển thẳng và được miễn 100% học phí trong 3 năm; gia đình chỉ phải lo chi phí ăn ở, đi lại”.

Đến thời điểm này, Trường THPT Chi Lăng đã công bố danh sách 18 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10, trong đó có 10 em được nhận học bổng toàn phần, 8 em được miễn 100% học phí. Trong số đó, em Nguyễn Thị Ngọc Trúc (thôn Tiên Sơn 1, xã Tân Sơn, TP. Pleiku) mồ côi mẹ, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng em không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập. 9 năm liền, Trúc đều đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện.

“Gia đình em có 6 chị em, thuộc diện hộ nghèo. Mẹ em qua đời vào năm 2021 do tai nạn. Chúng em đang ở với ba và bà nội. Bà đã già yếu, còn bố là lao động tự do nên thu nhập bấp bênh. Vài năm trước, em biết đến Trường THPT Chi Lăng và bắt đầu nuôi ước mơ được vào học tại trường. Vừa qua, khi biết mình được nhận vào trường, đồng thời nhà trường sẽ tài trợ toàn bộ chi phí trong 3 năm học, em rất xúc động và biết ơn. Đây sẽ là cơ hội để em có thể đến gần hơn với ước mơ trở thành một giáo viên Anh ngữ”-Trúc tâm sự.

Với chính sách tuyển thẳng và trao tặng học bổng, Trường THPT Chi Lăng mong muốn ngày càng có nhiều học sinh Gia Lai trở thành các chuyên gia đầu ngành, quay về cống hiến cho địa phương. Ảnh: Mộc Trà

Với chính sách tuyển thẳng và trao tặng học bổng, Trường THPT Chi Lăng mong muốn ngày càng có nhiều học sinh Gia Lai trở thành các chuyên gia đầu ngành, quay về cống hiến cho địa phương. Ảnh: Mộc Trà

Trước đó, thông qua sự giới thiệu của Thành Đoàn Pleiku và Đoàn xã Tân Sơn, Ban Giám hiệu Trường THPT Chi Lăng đã đến tận nhà Trúc để tìm hiểu gia cảnh và quyết định trao cho em cơ hội để tiếp tục học tập tốt. Anh Phạm Đắc Luận-Bí thư Đoàn xã Tân Sơn-thông tin: Qua rà soát các trường hợp học sinh hiếu học, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, chúng tôi biết đến trường hợp của Trúc và đã lập tờ trình đề nghị Ban Thường vụ Thành Đoàn Pleiku quan tâm, xem xét hỗ trợ nhằm giúp em tiếp tục đến trường. Rất may mắn là Thành Đoàn đã kết nối được với Trường THPT Chi Lăng, trao tặng cho Trúc suất học bổng vào học tập tại trường trị giá 300 triệu đồng.

“Đây thật sự là một chính sách rất nhân văn của trường, giúp những học sinh nghèo, hiếu học như Trúc có cơ hội được học tập trong một môi trường tốt. Tôi mong rằng Trúc tiếp tục nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành chương trình THPT với thành tích tốt, là tấm gương để các em của Trúc noi theo”-anh Luận kỳ vọng.

Theo Hiệu trưởng Đỗ Bách Khoa: “Trong quá trình học tập tại trường, ngoài đội ngũ giáo viên hiện có, các em còn được học với một số chuyên gia đến từ các trường đại học uy tín trong nước do nhà trường mời hỗ trợ thỉnh giảng. Mục đích là giúp học sinh phát huy tối đa thế mạnh ở từng bộ môn; tạo nền tảng, động lực để các em tiếp tục theo đuổi đam mê và có thể trở thành những chuyên gia đầu ngành quay về phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh sau này”.

Có thể bạn quan tâm

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.