Cán bộ, công chức mua đất trồng lúa sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Pháp luật đất đai quy định cán bộ, công chức không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa nhưng được nhận chuyển nhượng các loại đất nông nghiệp khác.
 

Để đất được sử dụng đúng mục đích, nhất là đất trồng lúa, pháp luật đất đai không cho phép một số đối tượng được mua bán, tặng cho quyền sử dụng đất.

Khoản 3, điều 191 Luật Đất đai năm 2013 quy định: "Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa"

Theo quy định trên, cá nhân nào không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa.

Căn cứ điểm b, khoản 2, điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, cá nhân không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội được coi là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp.


 

Cán bộ, công chức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa bị phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng
Cán bộ, công chức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa bị phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng



Khi cán bộ, công chức nộp hồ sơ đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa từ hộ gia đình, cá nhân khác thì cơ quan đăng ký đất đai sẽ từ chối thực hiện đăng ký sang tên .

Do đó, cán bộ, công chức là người được hưởng lương thường xuyên nên không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa nhưng được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho các loại đất nông nghiệp khác như: Đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối… (lưu ý, cán bộ, công chức, viên chức mặc dù không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn được thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa).

Căn cứ khoản 2, điều 26 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cán bộ, công chức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa bị phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền thì buộc trả lại diện tích đất trồng lúa đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho.

Theo H.Lê (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.