Cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ tiếp cận thông tin hữu ích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bằng những giải pháp thiết thực, các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã kịp thời cung cấp cho người dân những thông tin hữu ích về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội. Qua đó, người dân từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần phát triển kinh tế gia đình và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Chủ động tiếp cận thông tin

Nắng trưa bỏng rát nhưng anh Rmah Jon (làng Plei Trớ, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) vẫn cặm cụi chăm sóc rẫy mì và điều. Anh cho biết: Khu rẫy rộng hơn 1 ha. Mấy năm trước, gia đình thuộc diện hộ nghèo, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Giờ thì khác rồi, mỗi năm, gia đình tích lũy khoảng 35-40 triệu đồng từ sản xuất nông nghiệp. Anh chị cũng vừa làm ngôi nhà mới với kinh phí hơn 100 triệu đồng. Gia đình được như hôm nay là nhờ kịp thời nắm bắt thông tin về những mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế do huyện triển khai tại làng mà đăng ký tham gia.

“Năm 2021, khi biết tin Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai mô hình trồng mì, tôi liền đăng ký tham gia với diện tích 1 ha. Đến cuối năm, gia đình thu về gần 40 triệu đồng, trừ hết chi phí thì còn chừng 25 triệu đồng. Năm 2022, gia đình cũng thu được chừng đó. Tôi đang tham gia mô hình trồng cây điều. Sau 1 năm trồng, 75 cây điều phát triển tốt. Hy vọng những năm tới, vườn điều sẽ cho năng suất cao”-anh Jon chia sẻ.

Cán bộ xã Chư Krêy (huyện Kông Chro) truyền thông giảm nghèo trên địa bàn. Ảnh: T.D

Cán bộ xã Chư Krêy (huyện Kông Chro) truyền thông giảm nghèo trên địa bàn. Ảnh: T.D

Anh Đinh Byei-Trưởng thôn Plei Trớ-cho hay: “2 năm nay, đời sống của người dân có sự chuyển biến rõ rệt nhờ kịp thời nắm bắt các thông tin hữu ích. Không chỉ ủng hộ 100% chủ trương di dời sắp xếp lại dân cư của huyện, bà con còn tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để phát triển kinh tế. Có 65-70% hộ dân trong làng vay vốn để chăn nuôi gia súc, khoan giếng, trồng trọt… Không những vậy, bà con còn được tuyên truyền về việc chủ động xây nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh. Riêng gia đình tôi đã bỏ hơn 10 triệu đồng để làm. Sau đó, 10 hộ dân học tập, làm theo”.

Theo ông Siu Tinh-Chủ tịch UBND xã Chư A Thai: Có 2 hình thức tuyên truyền, phổ biến thông tin ở xã là truyền miệng qua các buổi họp làng, lớp tập huấn và cung cấp tài liệu, văn bản. Khi được tiếp cận thông tin sớm, người dân sẽ tích cực thực hiện. Điển hình là đề án sắp xếp lại dân cư 4 làng Đồn vừa rồi. Nhờ vậy mà bộ mặt nông thôn của xã đã có nhiều khởi sắc.

Còn ông Lương Đình Lực-Chủ tịch UBND xã Kon Thụp (huyện Mang Yang) thì cho hay: Chính quyền xã cùng các hội, đoàn thể chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người dân theo tinh thần đổi mới về nội dung. Bên cạnh lồng ghép tuyên truyền tại các buổi sinh hoạt ở cơ sở, chúng tôi còn phát trên hệ thống loa truyền thanh của xã và qua các nhóm Zalo, Facebook. Từ đó đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân. Nhiều hộ đã mạnh dạn áp dụng mô hình sản xuất mới để nâng cao thu nhập.

Đẩy mạnh công tác truyền thông

Giảm nghèo về thông tin là tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Chương trình cung cấp thông tin kịp thời về các mô hình, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người dân tiếp cận để nâng cao đời sống.

“Ngay từ đầu năm, chúng tôi đã cung cấp thông tin về các mô hình kinh tế do huyện triển khai đến bà con. Người dân cũng hưởng ứng tích cực các mô hình đó. Đối với chủ trương giao khoán rừng cho cộng đồng 2 làng Kinh Pêng và Plei Pông, xã cũng đã thông tin, lấy ý kiến người dân. Dù chưa triển khai trên thực tế nhưng đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con. Xã đang xây dựng kế hoạch tuyên truyền, cung cấp thông tin cho các năm tiếp theo. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện, cơ quan báo đài trong tỉnh để đăng tải, phát thông tin về các chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác giảm nghèo bền vững, các tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi để người dân học hỏi, áp dụng vào thực tế đời sống”-Chủ tịch UBND xã Chư A Thai nói.

Nhờ kịp thời nắm bắt thông tin về mô hình trồng cây mì, cây điều, người dân làng Plei Trớ đã đăng ký tham gia, giúp tăng thu nhập của gia đình. Ảnh: Thiên Di

Nhờ kịp thời nắm bắt thông tin về mô hình trồng cây mì, cây điều, người dân làng Plei Trớ đã đăng ký tham gia, giúp tăng thu nhập của gia đình. Ảnh: Thiên Di

Xã Chư Krêy (huyện Kông Chro) cũng đang tập trung triển khai tiểu dự án giảm nghèo về thông tin. Chủ tịch UBND xã Khương Đình Huy cho biết: “Chúng tôi đã thành lập 5 tổ truyền thông về giảm nghèo ở tất cả 5 thôn, làng. Do vậy, các thông tin về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách liên quan đến công tác giảm nghèo đều được triển khai kịp thời. Sắp tới, chúng tôi sẽ thành lập thêm các điểm phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin ở các thôn, làng. Xác định truyền thông bằng cách phát tờ rơi, gửi văn bản xuống làng chưa đạt hiệu quả như mong đợi, chúng tôi sẽ tập trung vào công tác tuyên truyền miệng trong thời gian tới. Xã tiếp tục phối hợp với phòng chức năng của huyện tổ chức tập huấn, tuyên truyền lưu động để giúp bà con nắm bắt kịp thời. Chúng tôi cũng sẽ cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, học tập kinh nghiệm để bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhằm triển khai có hiệu quả hơn công tác giảm nghèo về thông tin”.

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.