Cách sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày Tết chúng ta thường ăn uống các thực phẩm chế biến sẵn, có chất bảo quản, phụ gia, vì thế rất dễ bị ngộ độc thực phẩm, gây hại tới sức khỏe. Do đó, bác sĩ Phạm Chí Quang-Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện đưa ra một vài khuyến cáo đối với người dân về cách xử trí kịp thời khi có biểu hiện ngộ độc.
 
Người bị ngộ độc thực phẩm thường có các biểu hiện như: nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng… khiến cơ thể mệt mỏi, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

 

Người bị ngộ độc thực phẩm cần được cấp cứu, xử lý kịp thời, đúng cách. Ảnh: T.Đ
Người bị ngộ độc thực phẩm cần được cấp cứu, xử lý kịp thời, đúng cách. Ảnh: T.Đ

Theo bác sĩ Quang, nếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng, uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi dùng tay móc họng để kích thích gây nôn.

Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng cách gây nôn cần khéo léo, tránh làm xây xát họng. Phải để người bị ngộ độc nằm thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng giúp nôn thức ăn ra. Không để người nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Đối với trẻ em cần gây vừa nôn rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.    

Khi người bệnh đã nôn được, nên để cho người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa một gói orezol (có bán ở các nhà thuốc) với nước hoặc pha nước muối đường cho người bệnh uống để bù và chống mất nước, đồng thời giúp trung hòa chất độc trong cơ thể, giúp hạn chế tác hại mà độc tố mang lại. Tỷ lệ pha như sau: nếu là orezol pha một gói với một lít nước; nếu là nước muối đường pha 1/2 thìa cà phê muối, 4 thìa cà phê đường với một lít nước.

“Đối với bệnh nhân ngộ độc thực phẩm, uống nhiều nước orezol là biện pháp đơn giản, rẻ tiền và tốt nhất để giúp bù mất nước, cân bằng điện giải trong cơ thể, phòng chống sốc và trụy mạch vì bị mất nước do nôn ói, tiêu chảy nhiều”-bác sĩ Phạm Chí Quang nói.

Đối với trường hợp người bị ngộ độc đang hôn mê hoặc có biểu hiện hôn mê thì tuyệt đối không được gây nôn vì như thế sẽ có thể khiến thức ăn trào ra gây nghẹt thở, dẫn đến tử vong. Biện pháp tối ưu lúc này là nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, đối với các trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6 giờ, lúc này do chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể nên cần người có chuyên môn xử trí bằng cách sau:

Dùng chất trung hòa: Nếu người bị ngộ độc do những chất axit thì có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magiê ôxit 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15 ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành CO2 làm thủng dạ dày đối với bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch axit nhẹ như: dấm, nước quả chua…

Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày: Dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo… để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.

Dùng chất kết tủa: Nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 -10g natri sunfat.

Dùng chất giải độc: Với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: Uống hỗn hợp than bột, magiê ôxit.

Bác sĩ Quang khuyến cáo: đối với tất cả trường hợp có biểu hiện ngộ độc thực phẩm, sau khi xử trí đúng cách tại nhà, cần nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị phù hợp, kịp thời.

Trần Đức

Có thể bạn quan tâm

Người dân xã Chư Gu lưu thông qua cầu tạm. Ảnh: L.N

Người dân xã Chư Gu mong ước cây cầu bắc qua sông Ba

(GLO)- Để rút ngắn thời gian di chuyển đến khu sản xuất, người dân xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự làm cầu tạm bắc qua sông Ba. Vì vậy, việc có một cây cầu được đầu tư kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn hơn là mong mỏi của hàng ngàn hộ dân nơi đây suốt nhiều năm qua.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

(GLO)- Chiều 8-4, Phòng Quản lý an toàn thực phẩm (Sở Y tế Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế TP. Pleiku kiểm tra đột xuất tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương (535 Phạm Văn đồng, phường Đống Đa, TP. Pleiku) để xác minh thông tin phản ánh của người dân nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại đây.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

(GLO)- Nhằm hiện thực hóa giấc mơ “an cư, lạc nghiệp” cho người nghèo, thời gian qua, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh Gia Lai đã huy động sự đóng góp của cộng đồng để xây dựng những căn nhà chữ thập đỏ, mang lại niềm vui cho nhiều hộ gia đình.