Các trường hợp nào sẽ bị khóa và được mở khóa căn cước điện tử?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ngay sau khi Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, Bộ Công an đã đưa ra khuyến cáo với các trường hợp sẽ bị khóa căn cước điện tử.

Theo quy định tại Luật Căn cước, căn cước điện tử là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử, do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập. Mỗi công dân Việt Nam được cấp một căn cước điện tử. Căn cước điện tử của công dân được cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an tạo lập ngay sau khi công dân hoàn thành thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

Căn cước điện tử được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực điện tử. Thông tin lịch sử về việc sử dụng căn cước điện tử được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn 5 năm kể từ thời điểm sử dụng.

Căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử của người được cấp để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công.
Căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử của người được cấp để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công.

Căn cứ theo Điều 33 Luật Căn cước 2023, quy định về giá trị sử dụng căn cước điện tử:

- Căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử của người được cấp để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

- Trong quá trình giải quyết thủ tục, thực hiện các giao dịch và hoạt động khác, nếu phát hiện có sự khác nhau giữa thông tin in trên thẻ căn cước hoặc thông tin lưu trữ trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử, cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong căn cước điện tử.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 34 của Luật Căn cước, quy định căn cước điện tử sẽ bị khóa bởi một trong các trường hợp:

- Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa;

- Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;

- Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước;

- Khi người được cấp căn cước điện tử chết;

- Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.

Trình tự, thủ tục khóa căn cước điện tử được căn cứ theo Điều 29 Nghị định 69/2024/NĐ-CP:

- Hệ thống định danh và xác thực điện từ tự động ghi nhận, kiểm tra, xác thực và khóa căn cước điện tử trong trường hợp quy định tại Điểm b, c và d Khoản 1 Điều 34 Luật Căn cước 2023. Việc ghi nhận sẽ được thực hiện thông qua cập nhật thông tin vào hệ thống định danh và xác thực điện tử quy định tại Điều 8 Nghị định 69/2024/NĐ-CP.

- Người được cấp căn cước điện tử thực hiện yêu cầu khóa căn cước điện tử trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi gần nhất hoặc thông qua ứng dụng định danh quốc gia theo mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định 69/2024/NĐ-CP. Tại đây, cơ quan quản lý căn cước sẽ ghi nhận, kiểm tra, xác thực và khóa căn cước điện tử ngay sau khi nhận được yêu cầu khóa căn cước điện tử của công dân trên hệ thống định danh và xác thực điện tử.

- Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị khóa căn cước điện tử tới đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi gần nhất để tiếp nhận, xử lý. Theo đó, trong thời hạn 1 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị khóa căn cước điện tử của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền, đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi tiếp nhận đề nghị phải xem xét, chuyển đề nghị khóa căn cước điện tử đến thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an để xem xét, phê duyệt thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an xem xét, phê duyệt đối với trường hợp công dân yêu cầu khóa căn cước điện tử và thông báo tới cơ quan đề nghị khóa căn cước điện tử và công dân.

Trường hợp người dân yêu cầu từ chối khóa thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 34 Luật Căn cước, quy định căn cước điện tử được mở khóa trong các trường hợp:

- Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa;

- Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã khắc phục những vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;

- Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được trả lại thẻ căn cước;

- Khi cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa.

Đồng thời, khi khóa căn cước điện tử đối với trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và đ trong Khoản 1, Điều 34 Luật Căn cước, cơ quan quản lý căn cước phải thông báo ngay cho người bị khóa căn cước điện tử. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền khóa, mở khóa căn cước điện tử.

Có thể bạn quan tâm

UBND huyện Kbang sơ kết 6 tháng đầu năm 2024

UBND huyện Kbang sơ kết 6 tháng đầu năm 2024

(GLO)- Sáng 2-7, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) sơ kết nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Theo báo cáo, trong 6 tháng, trên địa bàn huyện có trên 141 ha cây trồng bị thiệt hại do thiên tai.

Nguồn động viên mới

Nguồn động viên mới

Tại kỳ họp 7, Quốc hội đã thông qua nghị quyết kỳ họp, trong đó đồng ý thực hiện các nội dung cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1-7, theo đề nghị của Chính phủ.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số: Nhiều mô hình hiệu quả

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số: Nhiều mô hình hiệu quả

(GLO)- Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 23-5-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Nhiều mô hình mới, cách làm hay được triển khai đã tạo chuyển biến tích cực trong đời sống của người dân.
Tìm nơi anh nằm lại

Tìm nơi anh nằm lại

(GLO)- Tại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Đak Pơ, nhiều cựu chiến binh nhắc đi nhắc lại với chúng tôi một tâm nguyện duy nhất, ấy là tìm được hài cốt 147 liệt sĩ đã hy sinh trong trận đánh lịch sử này.
Bảo hiểm y tế san sẻ gánh nặng chi phí khám-chữa bệnh

Bảo hiểm y tế san sẻ gánh nặng chi phí khám-chữa bệnh

(GLO)- Từ năm 2009, Thủ tướng Chính phủ quyết định chọn ngày 1-7 hàng năm là Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam. Chính sách BHYT không chỉ san sẻ gánh nặng chi phí khám-chữa bệnh cho người dân mà còn là một trong những trụ cột chính của hệ thống chính sách an sinh xã hội.
Cựu chiến binh thành phố Pleiku gương mẫu, trách nhiệm

Cựu chiến binh thành phố Pleiku gương mẫu, trách nhiệm

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, gương mẫu, cán bộ, hội viên, cựu chiến binh thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã có nhiều hoạt động giúp đỡ nhau để cải thiện cuộc sống; đồng thời làm tốt công tác tiếp lửa truyền thống, hun đúc niềm tự hào dân tộc đối với thế hệ trẻ.

Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện phối hợp với các nhà hảo tâm tặng quà cho hộ nghèo tại thị trấn Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Điểm tựa của người yếu thế huyện Phú Thiện

(GLO)- Xác định vai trò “địa chỉ đỏ” trong hoạt động nhân đạo, Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực hướng về người nghèo, người yếu thế; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin giúp họ vươn lên ổn định cuộc sống.