Các tôn giáo tích cực tham gia phòng-chống dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có 5 tôn giáo được Nhà nước công nhận là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài và đạo Bahai. Toàn tỉnh có gần 240 cơ sở thờ tự với 381.490 tín đồ, chiếm khoảng 25% dân số.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hồ Văn Điềm (đứng giữa) tiếp nhận số tiền ủng hộ phòng-chống dịch Covid 19 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh. Ảnh: Thanh Nhật
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hồ Văn Điềm (đứng giữa) tiếp nhận số tiền ủng hộ phòng-chống dịch Covid 19 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh. Ảnh: Thanh Nhật

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ năm 2020 đến nay, Ban Tôn giáo tỉnh đã kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn các tổ chức tôn giáo nghiêm túc thực hiện quy định về phòng-chống dịch, không tập trung đông người, thực hiện việc đeo khẩu trang và sát khuẩn tay, giữ khoảng cách theo quy định của Bộ Y tế.

Ông Hồ Hải Tần-Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh-cho hay: “Trước sự việc lây lan dịch Covid-19 liên quan điểm nhóm “Hội thánh Truyền giáo phục hưng” ở TP. Hồ Chí Minh, Ban Tôn giáo tỉnh tiếp tục có công văn chỉ đạo tăng cường thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch Covid-19 tại các cơ sở tôn giáo. Đồng thời, Ban thường xuyên đi cơ sở nắm tình hình cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ sở sinh hoạt tôn giáo”.

Thông qua công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo, các địa phương đã chú trọng tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức cho đồng bào theo đạo và tạo sự đồng thuận cao của các tổ chức tôn giáo trong thực hiện các chỉ đạo về phòng-chống dịch Covid-19. Ông Triệu Ngọc Trường-Trưởng phòng Nội vụ huyện Chư Prông-cho biết: “Trên địa bàn huyện có 23 cơ sở tôn giáo với hơn 23.360 tín đồ. Thời gian qua, chúng tôi tuyên truyền, vận động các tổ chức tôn giáo phát huy tinh thần nhân văn, bác ái, đồng hành với chính quyền trong công tác phòng-chống dịch và ủng hộ Quỹ phòng-chống dịch Covid-19”.

 Giáo dân Chi hội Tin lành Plei Thơ Ga (xã Chư Đôn huyện Chư Pưh) nghe phổ biến công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại cơ sở tôn giáo. Ảnh: Thanh Nhật
Giáo dân Chi hội Tin lành Plei Thơ Ga (xã Chư Don, huyện Chư Pưh) nghe phổ biến công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại cơ sở tôn giáo. Ảnh: Thanh Nhật

Về vấn đề này, Hòa thượng Thích Từ Vân-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh-chia sẻ: “Năm nay, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh quyết định không tổ chức mùa an cư kiết hạ tu học tập trung để chung tay cùng với địa phương phòng-chống dịch Covid-19, thiết thực vì an toàn sức khỏe của cộng đồng tăng ni, phật tử và xã hội”. Cũng theo Hòa thượng Thích Từ Vân, từ năm 2020 đến nay, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã 2 lần tổ chức trao cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hơn 200 triệu đồng do tăng ni, phật tử đóng góp ủng hộ công tác phòng-chống dịch Covid-19.
 

 LƯƠNG THANH
 

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

(GLO)- Ngày 8-5, Huyện ủy Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện nhằm học tập, quán triệt và tuyên truyền các văn bản quan trọng của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị diễn ra tại hội trường huyện, với sự tham dự đông đủ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.