Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị của cử tri Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- 

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị của cử tri về việc bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên và đầu tư cơ sở vật chất.

*Kiến nghị:

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn việc bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên và đầu tư cơ sở vật chất... để triển khai chương trình và sách giáo khoa phổ thông mới nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

*Trả lời:

1. Về việc bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên

Để triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng năm theo lộ trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các kế hoạch và hướng dẫn địa phương tổ chức triển khai bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, cụ thể:

- Hướng dẫn địa phương chọn và cử đội ngũ giáo viên dạy chương trình mới theo lộ trình; đồng thời, cần bố trí đủ số lượng giáo viên/lớp theo định mức để dạy chương trình mới. Đặc biệt trong đó nhấn mạnh việc ưu tiên lựa chọn giáo viên cốt cán là người dân tộc thiểu số.

- Tổ chức xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức các khóa bồi dưỡng phát triển các năng lực nghề nghiệp nền tảng, cốt lõi cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp.

- Hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý theo hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Hướng dẫn địa phương tổ chức bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo hình thức tự bồi dưỡng qua mạng kết hợp với tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường hoặc cụm trường.

- Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh...

2. Về đầu tư cơ sở vật chất

Việc bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục, theo phân cấp của Chính phủ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các cấp, được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 105 Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14-6-2019.

Ngày 28-7-2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 29/2021/QH15 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, giao tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, cụ thể mức vốn cho từng bộ, cơ quan Trung ương và địa phương. Đồng thời, trong giai đoạn 2021-2025, Quốc hội đã phê duyệt 3 chương trình mục tiêu quốc gia gồm: xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xóa đói giảm nghèo bền vững.

Thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương bao gồm: tổng số vốn ngân sách địa phương, chi tiết danh mục dự án và mức vốn ngân sách trung ương từng dự án của địa phương.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các địa phương thực hiện tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học. Theo đó, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung: hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có; bảo đảm tối thiểu 20% chi ngân sách địa phương cho giáo dục và đào tạo; thực hiện phân bổ và lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục; khuyến khích, huy động mọi nguồn lực, các nguồn vốn trong dân cư, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các nhà đầu tư dưới nhiều hình thức (góp vốn xây dựng, hiến đất xây dựng, đầu tư xây dựng trực tiếp, cho vay vốn đầu tư xây dựng...) để góp phần đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị về các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, làm việc với các địa phương nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thiếu đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, đồng thời đang dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về bảo đảm cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm tới các địa phương, nhất là các tỉnh vùng núi, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và các tỉnh còn khó khăn, để hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, trang-thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Có thể bạn quan tâm

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Tuyển chọn thực tập sinh nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản hưởng lương 24-35 triệu đồng/tháng

Tuyển chọn thực tập sinh nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản hưởng lương 24-35 triệu đồng/tháng

(GLO)- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai vừa có công văn về phối hợp triển khai kế hoạch tuyển chọn thực tập sinh nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản đợt 2/2024 với mức lương từ 24 đến 35 triệu đồng/tháng theo thông báo của Trung tâm Lao động ngoài nước.
Chuyển công tác Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đak Đoa

Chuyển công tác Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đak Đoa

(GLO)-Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) tỉnh Gia Lai Trịnh Hữu Tùng vừa ký Quyết định số 99/QĐ-VPĐKĐĐ về việc điều động, bổ nhiệm bà Trần Thị Kim Tuyến-Giám đốc Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đak Đoa giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Thông tin-Lưu trữ thuộc Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh.