Bình Định: Lạ, trồng bắp chưa kịp ra trái mà đã cắt cả cây bán sạch, tiền thu về nhiều hơn bán hạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những năm gần đây, nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) chủ động chuyển đổi diện tích trồng bắp năng suất thấp sang trồng bắp sinh khối làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, gia tăng giá trị kinh tế và thu nhập ổn định.

Nông dân thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định thu hoạch bắp sinh khối.
Nông dân thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định thu hoạch bắp sinh khối.



Vụ Hè Thu năm nay, hộ ông Lê Thanh Tuấn (thôn Định Bình, thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) đưa vào trồng 7 sào bắp theo chương trình trồng bắp sinh khối cung cấp làm thức ăn cho bò sữa.

Gần 3 tháng, cây bắp đã cho thu hoạch, năng suất 2,5 tấn/sào, trừ chi phí ông Tuấn thu về 17,5 triệu đồng.

“Sau vụ dưa hoặc vụ đậu, bà con ở đây lại trồng bắp sinh khối theo hợp đồng với công ty bò sữa. Cây bắp đem lại nguồn thu ổn định vì được bao tiêu sản phẩm, bà con rất yên tâm”, ông Tuấn cho hay.

Thị trấn Vĩnh Thạnh và xã Vĩnh Quang là 2 địa phương có diện tích trồng bắp sinh khối lớn của huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) với hơn 20 ha, chủ yếu được trồng trên đất ven sông suối.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật  vào sản xuất, cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, được bà con nông dân đánh giá là cây trồng cho thu nhập ổn định nhất trên vùng đất này.

Tuy vụ Hè điều kiện thời tiết không thuận lợi, khan hiếm nước tưới, nhưng nhờ thực hiện tốt khâu chăm sóc, ruộng bắp sinh khối của bà Ngô Thị Phước (khu phố Định Bình, thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) vẫn cho năng suất bình quân 40 tấn/ha, thu về 40 triệu đồng tiền lãi.

Bà Phước cho biết: “Tui thấy cây bắp cho thu nhập ổn định nhất, công chăm sóc lại khỏe, không nhiều như ớt hay đậu, cũng không bấp bênh như dưa. Mình chịu khó đầu tư, nếu đạt từ 2 tấn/sào là ăn chắc rồi”.

Từ năm 2013, việc trồng bắp sinh khối đã được HTXNN Định Quang hợp đồng với Công Ty TNHH MTV Bò Sữa Việt Nam tại An Nhơn thu mua ổn định với giá 1.300 đồng/kg, nên bà con rất yên tâm sản xuất. Trung bình thu hoạch trên 2,5 tấn/sào, lãi hơn 1,5 lần so trồng bắp lấy hạt.

Trồng bắp sinh khối làm thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao hơn trồng bắp lấy hạt; trong khi thời gian sinh trưởng ngắn, ít chịu ảnh hưởng của thời tiết, tốn ít công lao động, thị trường tiêu thụ ổn định.

“Chúng tôi hợp đồng với công ty bò sữa trồng 20 ha bắp sinh khối, hiện có 33 hộ đăng ký trồng thường xuyên 2 vụ/năm, với 20 ha/vụ. Năm tới, chúng tôi sẽ hợp đồng nhà máy mở rộng diện tích đến các xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thuận; chúng tôi sẽ chọn các giống bắp có năng suất cao để đưa vào trồng. Việc chuyển đổi đang mở ra hướng phát triển sản xuất mới cho bà con nông dân huyện Vĩnh Thạnh”, ông Ngô Thanh Sang, Giám đốc HTXNN Định Quang (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định), cho biết.

 

https://danviet.vn/binh-dinh-la-trong-bap-chua-kip-ra-trai-ma-da-cat-ca-cay-ban-sach-tien-thu-ve-nhieu-hon-ban-hat-20200909122906695.htm

Theo Xuân Dũng (Báo Bình Định/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.