Bình Định: Giá gà ta tăng lên 40.000 đồng/kg, nông dân vẫn buồn vì bán 1.000 con lỗ 10 triệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày gần đây, giá gà ta thả đồi tại Bình Định đang có dấu hiệu tăng nhẹ, khiến nhiều người chăn nuôi bớt lo lắng. Tuy nhiên với mức giá hiện nay, bà con vẫn chưa thể có lãi nên ai cũng hi vọng cận Tết Nguyên đán, giá gà ta sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Trò chuyện với phóng viên DANVIET.VN, chủ trang trại chăn nuôi gà ta thả đồi có quy mô 35.000 con ở xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân) - nông dân Mai Văn Rõ cho biết, hiện giá gà ta thả đồi chính hiệu đang có dấu hiệu tăng nhẹ.

"Nếu bán sỉ số lượng lớn thương lái đang mua 55.000 đồng/kg, còn bán lẻ thì 65.000-70.000 đồng/kg, với giá này tôi vẫn chưa ưng ý dù đã cao hơn nhiều so với tháng trước. Hồi tháng 11, nếu bán số lượng lớn 1.000 – 2.000 con thì giá gà ta cũng chỉ đạt 45.000 đồng/kg. Nếu bán lẻ cho các thương lái bán chợ số lượng ít thì giá nhỉnh hơn, song cũng chỉ đạt 50.000 đồng/kg, thậm chí không thể tiêu thụ được", ông Rõ cho hay.

 

Giá gà đang tăng nhẹ, người nuôi ở Bình Định vẫn hi vọng giá gà sẽ bứt phá vào dịp cận Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Trong ảnh: Trang trại gà nhà ông Mai Văn Rõ.
Giá gà đang tăng nhẹ, người nuôi ở Bình Định vẫn hi vọng giá gà sẽ bứt phá vào dịp cận Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Trong ảnh: Trang trại gà nhà ông Mai Văn Rõ.


Theo giải thích của ông Rõ, một trong những thị trường tiêu thụ lớn của gà Bình Định là Đà Nẵng và các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, mới đầu năm 2020, do dịch Covid-19 bùng phát nên kể từ đó sức tiêu thụ gà bị chững lại, giá gà cũng lao dốc thê thảm.

Vài tháng sau, khi thị trường chưa kịp phục hồi thì dịch Covid-19 lần thứ 2 bùng phát ngay tại Đà Nẵng. Giao thông phải hạn chế do giãn cách xã hội nên gà cũng không thể tiêu thụ mạnh như trước, dẫn tới sản phẩm bị dồn ứ.

Cuối năm 2020, nhiều tỉnh miền Trung bị mưa lũ hoành hành, thị trường tiêu thụ các sản phẩm gia cầm cũng tê liệt theo. Theo đó, gà nuôi ở tỉnh Bình Định không tiêu thụ được trong thời gian dài, khiến người nuôi gà liên tiếp bị thua lỗ.

"Vừa rồi, lại thêm giá thức ăn tăng khiến nhiều người nuôi thua lỗ, dẫn tới số lượng gà đến lứa tiêu thụ giờ đang hiếm dần, đẩy giá gà lên cao. Lượng gà giảm, trong khi mức tiêu thụ cần thì chắc chắn thời gian tới, giá gà sẽ tăng cao, chờ khoảng 10 ngày nữa bán ra thị trường thì hợp lý", ông Rõ kỳ vọng.

Tuy nhiên đối với gà ta nhốt chuồng, giá bán vẫn đang thấp hơn tới 15.000 đồng/kg so với gà ta thả đồi. Giá bán thấp hơn giá thành nên người chăn nuôi ở tỉnh Bình Định vẫn đang chờ giá tăng bứt phá trong dịp cận Tết Nguyên đán.

Ông Nguyễn Mạnh Huy (ở phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, Bình Định) cho rằng, thời gian trước gà ta nhốt chuồng có giá chỉ 35.000 đồng/kg.

Khoảng 1 tuần trở lại đây, nhiều chuồng nuôi dừng xuất bán để dành bán Tết, thị trường bỗng bị hụt nên đẩy giá gà lên 40.000 đồng/kg. Tuy nhiên, với giá gà ta như vậy, người nuôi vẫn lỗ vì tiền thức ăn ngày càng tăng cao.

"Giá gà thì thấp, nhưng giá thức ăn chăn nuôi 2 tháng nay bỗng tăng cao. Trước đây, giá 1 bao cám gà chưa đến 250.000 đồng/bao (bao 25kg), nhưng hiện đã tăng lên 260.000 đồng/bao. Các cơ sở cung cấp thức ăn chăn nuôi giải thích do dịch Covid-19 nên việc nhập nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài về khó khăn, dẫn tới giá thức ăn tăng theo", ông Huy phân tích.

 

Trong khi gần đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, giá gà ta đang có dấu hiệu tăng nhẹ, khiến nhiều người nuôi ở tỉnh Bình Định vui mừng.
Trong khi gần đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, giá gà ta đang có dấu hiệu tăng nhẹ, khiến nhiều người nuôi ở tỉnh Bình Định vui mừng.


Theo ông Huy, trong 1 chu kỳ nuôi 90 ngày, 1.000 con gà sẽ ăn 200 bao cám, mỗi bao có giá 260.000 đồng, tính ra người nuôi bỏ chi phí 52 triệu đồng tiền thức ăn, cộng thêm 11 triệu tiền mua con giống, 9 triệu thuốc kháng sinh và 2 triệu cho phí tiền điện, tiền mua trấu.

Như vậy, tổng chi phí cho 1.000 con gà trong 90 ngày nuôi là 74 triệu đồng.

"Tổng chi phí đến khi xuất bán đàn gà, người nuôi đổ vào mỗi kg gà thương phẩm là 45.000 đồng, giá gà hiện nay chỉ 40.000 đồng/kg, như vậy mỗi kg gà người nuôi lỗ mất 5.000 đồng. Bình quân mỗi con gà có trọng lượng 2kg, tính ra lỗ 10.000 đồng/con, nuôi 1.000 con thì lỗ 10 triệu đồng", ông Huy cho biết.

 


https://danviet.vn/binh-dinh-gia-ga-ta-tang-len-40000-dong-kg-nong-dan-van-buon-vi-ban-1000-con-lo-10-trieu-20210111115124126.htm

Theo DŨ TUẤN (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.