Bến Tre: Xuất hiện giống vú sữa lạ, ăn được luôn… vỏ, ngon xuất sắc, sắp bay sang trời Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có một giống vú sữa khi chín, trái không mủ, ăn luôn được vỏ đang được một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre liên kết xây dựng vùng trồng, bao tiêu trái để xuất khẩu sang châu Âu.
Vú sữa, một loại trái cây nổi tiếng tại ĐBSCL mà ai được thưởng thức cũng đều phải tấm tắc khen ngon. Tuy nhiên, các giống vú sữa đang được các nhà vườn trồng thường có nhược điểm là trái chín có nhiều mủ và nước. 
Gần đây, việc ông Nguyễn Công Thành, ở xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, trồng thành công giống vú sữa tím MiCA, khi trái chín không có mủ, ăn luôn được vỏ, làm nhiều người bất ngờ. Một số người hiếu kỳ đã tìm đến vườn của ông Thành tham quan, thưởng thức trái chín và đều không khỏi trầm trồ khen ngon. Thậm chí, có người còn mua luôn mấy chục cây giống về trồng.
Ông Nguyễn Công Thành giới thiệu vú sữa MiCA.
Ông Nguyễn Công Thành giới thiệu vú sữa MiCA.
Ông Đào Hoàng Thắng ở TP Hồ Chí Minh, sau khi thưởng thức trái vú sữa đặc biệt do ông Thành trồng, nhận xét: “Lúc đầu, nghe nhiều người nói vú sữa không có mủ lại ăn luôn vỏ, tôi không tin. Sau khi tham quan vườn vú sữa của ông Thành, lấy trái vú sữa chín rửa sạch, chẻ ra ăn vỏ luôn, tôi hết sức bất ngờ. Trái chín không mủ, ngọt, phần ngoài vỏ lại không chát nên ăn luôn được”. 
Còn anh Phạm Thanh Thêm, ở xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, cho biết: “Tôi cũng nghe đồn, hôm nay ăn thực tế, rất ngon. Đặc biệt trái ít hạt, thịt ngọt, không nhão như vú sữa khác. Tôi sẽ mua mấy chục nhánh về trồng”.
Theo ông Thành, cũng như nhiều giống vú sữa khác tại ĐBSCL, vú sữa tím MiCA rất dễ trồng, ít sâu bệnh lại chịu mặn tốt. Trong quá trình trồng, bà con cần đắp mô cao 0,3-0,4m, chú ý một số sâu bệnh trên lá. “Nếu trời nắng, cần tưới nước thường xuyên cho cây. Còn đối với vấn đề mặn, năm rồi tại Chợ Lách có lúc lên từ 4-6‰ nhưng cây vẫn không bị ảnh hưởng” - ông Thành nói.
Được biết, giống vú sữa độc đáo này do bà Nguyễn Thị Vinh, chủ cơ sở sản xuất cây giống Ngọc Vinh, ở xã Hưng Khánh Trung A, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre, đã cất công tìm hiểu, đưa về trồng tại địa phương. 
Hiện thương hiệu vú sữa tím MiCA không mủ đã được bảo hộ bởi Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ. Bà Vinh cho biết: “Tại châu Âu, cây vú sữa không thể trồng được nên là lợi thế để đưa giống vú sữa ngon này qua bên đó. Tuy nhiên, để đưa được trái vú sữa ngon này đến thị trường châu Âu, cần phải hợp tác với bà con nông dân. 
Hiện cơ sở đã ký hợp đồng với doanh nghiệp để đưa trái vú sữa tím MiCA sang châu Âu, do đó cơ sở mong muốn bà con mạnh dạn đầu tư. Trước mắt, cơ sở sẽ bao tiêu trái trong 5 năm với giá 60.000 đồng/kg, sau đó sẽ ký hợp đồng tiếp. Nếu bà con nông dân muốn đầu tư vào vú sữa tím MiCA, cơ sở sẵn sàng hỗ trợ bà con bằng cách cho nợ 40% tiền cây giống, đến khi thu trái mới thu tiền”.
Bình Minh (DanViet)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null