Bàn giao tuyến đường đi đến giọt nước làng Tul Đoa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 13-5, Hội Nông dân huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã khánh thành công trình đường giao thông đi xuống giọt nước làng Tul Đoa (xã Đak Sơmei) năm 2023.

Đại diện cấp ủy, chính quyền và các ban ngành của huyện cắt băng khánh thành công trình. Ảnh: Hội Nông dân huyện Đak Đoa

Đại diện cấp ủy, chính quyền và các ban ngành của huyện cắt băng khánh thành công trình. Ảnh: Hội Nông dân huyện Đak Đoa

Sau hơn 1 tháng triển khai thi công, tuyến đường bê tông đi xuống giọt nước làng Tul Đoa đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng. Công trình dài 340m, mặt đường 3m, lề đường đất 1,5m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng dày 20 cm; tổng kinh phí xây dựng 500 triệu đồng do Công ty cổ phần gia súc Lơ Pang tài trợ. Ngoài ra, nhiều hộ dân tự nguyện tháo dỡ 125m dây kẽm hàng rào; phá bỏ 120 cây cà phê cùng 600 cây trồng khác; hiến 7.230 m2 đất; tham gia 120 ngày công lao động...

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đak Đoa- ông Y Djit cho hay: Công trình tạo thuận lợi cho người dân đi lại, nhất là khi xuống khu vực giọt nước của làng cũng như đến khu vực sản xuất. Đây là 1 trong 3 công trình thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện lần thứ X tiến tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX và Đại hội đại biểu Hội Nông dân toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028. Theo đó, Hội đã vận động cán bộ, hội viên, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm hỗ trợ, đóng góp vật chất, kinh phí để xây dựng 3 công trình, gồm: Nhà ở cho hội viên nghèo ở làng Đê Gôh (xã Đak Sơmei); điện thắp sáng đường làng Bia Bre (xã Ia Pết) và đường giao thông đi xuống giọt nước làng Tul Đoa (xã Đak sơmei). Tổng kinh phí xây dựng 3 công trình là 740 triệu đồng, trong đó hội viên nông dân đóng góp 240 triệu đồng; Công ty cổ phần gia súc Lơ Pang tài trợ 500 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

(GLO)- “Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi” là phong trào truyền thống của ngành cao su trong và ngoài tỉnh Gia Lai. Không chỉ dấy lên không khí thi đua sôi nổi, phong trào còn góp phần trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đào tạo đội ngũ công nhân vững lý thuyết, giỏi thực hành.

Các đảng viên, cán bộ, công chức xã Phú Cần sinh hoạt định kỳ hàng tuần việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Nam

Phú Cần áp dụng công nghệ số trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiệu quả, Đảng uỷ xã Phú Cần (huyện Krông Pa) đã áp dụng công nghệ thông qua phần mềm Kahoot (Phần mềm trắc nghiệm online miễn phí) và đã được đội ngũ cán bộ, công chức của xã đón nhận và hưởng ứng nhiệt tình.

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.