Ấn Độ cảnh báo hồ tiêu Việt Nam không đạt chất lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều tối 11-8, văn phòng Bộ Công thương thông tin: do có cáo buộc hạt tiêu Việt Nam xuất sang Ấn Độ không đáp ứng được tiêu chuẩn có 6% hàm lượng piperine tối thiểu như quy định, nên cơ quan chức năng của Ấn Độ sẽ xem xét lại việc nhập hồ tiêu Việt Nam.

Bộ Công thương vừa nhận được phản ánh của Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ về việc hội người trồng tiêu tại các bang phía nam Ấn Độ cho rằng, hàm lượng piperine có trong “hạt tiêu đen nhẹ” - light black pepper (mã HS 09041120) nhập khẩu từ Việt Nam không đáp ứng được tiêu chuẩn và yêu cầu tại Thông báo số 21/2015-2020 ngày 25-7-2018 điều chỉnh quy định về điều kiện nhập khẩu tiêu vào thị trường Ấn Độ của Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ.
 

Hồ tiêu đang được giá cao nhưng Bộ Công thương đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần kiểm soát tốt về chất lượng hàng xuất khẩu. Ảnh theo Báo Gia Lai
Hồ tiêu đang được giá cao nhưng Bộ Công thương đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần kiểm soát tốt về chất lượng hàng xuất khẩu. Ảnh theo Báo Gia Lai


Ngoài ra, tại bài báo đăng trên trang The Hindu Business Line, Liên minh thương nhân, người trồng tiêu và gia vị tại khu vực Kerala đã có văn bản gửi Chính phủ Ấn Độ cho rằng: Hạt tiêu đen nhẹ của Việt Nam không đạt được hàm lượng tối thiểu 6% như tiêu chuẩn. Hạt tiêu của Việt Nam được gửi cho phòng thí nghiệm của ban gia vị - cơ quan thuộc Bộ Công thương Ấn Độ để xét nghiệm đã bị tráo đổi.

Căn cứ những thông tin nêu trên, ban gia vị - cơ quan thuộc Bộ Công thương Ấn Độ có khả năng sẽ tiến hành xem xét liệu hàm lượng piperine tối thiểu có trong hạt tiêu của Việt Nam có đáp ứng được mức 6% như tiêu chuẩn yêu cầu mà Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ đề ra trước đó hay không.

“Động thái này có thể sẽ ảnh hưởng đến uy tín của hạt tiêu Việt Nam nói chung, gây bất lợi doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu nói riêng”, văn phòng Bộ Công thương thông tin.

Liên quan tới vấn đề này, Bộ Công thương Việt Nam đang phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ để làm rõ thông tin và yêu cầu phía bạn không đưa ra các biện pháp chính sách bất lợi đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hạt tiêu của hai nước.

Tuy nhiên, để giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động kinh doanh với thị trường Ấn Độ, Bộ Công thương đề nghị các hiệp hội thông báo rộng rãi đến các doanh nghiệp liên quan để nắm thông tin, kiểm soát chất lượng hồ tiêu xuất khẩu và có biện pháp ứng phó trong trường hợp Ấn Độ đưa ra biện pháp chính sách đột ngột gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Ấn Độ.

Theo VĂN PHÚC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null