4 loại cá không nên mua khi đi chợ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cá được biết đến là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có một số loại cá lại được các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn vì rất hại sức khỏe.

Cá là một trong những loại thực phẩm quen thuộc, tốt cho sức khoẻ và được các chuyên gia khuyên nên ăn thường xuyên. Nhưng cũng có một số loại cá được khuyến cáo không nên ăn nhiều vì có thể gây hại cho sức khoẻ. Dưới đây là một số loại cá được khuyến cáo không nên ăn.

Cá ngừ vây xanh

Báo Phụ nữ Việt Nam dẫn nguồn trang Onemedical cho biết, vào tháng 12/2009, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới đã đưa cá ngừ vây xanh vào danh sách các loài vật bị đe dọa. Đáng nói, cá ngừ vây xanh có hàm lượng thủy ngân cao và PCB của chúng cao đến mức Quỹ Bảo vệ Môi trường (EDF) khuyến cáo không nên ăn loại cá này.

Nếu chúng ta tiêu thụ lượng nhỏ thủy ngân, cơ thể sẽ không có quá nhiều phản ứng bất lợi, nhưng thủy ngân có thể tích tụ trong cơ thể, tiêu thụ lâu dài có nguy cơ ngộ độc thủy ngân. Ngộ độc thủy ngân không chỉ làm tổn thương niêm mạc miệng mà còn có tác động làm ăn mòn đến đường tiêu hóa, thận và mao mạch. Khiến trẻ em cũng có thể gây tổn thương não.

Cá muối mặn

WHO đã liệt kê cá muối mặn là món ăn gây ung thư hàng đầu, đặc biệt là ung thư vòm họng. Lý do là bởi những thực phẩm được bảo quản bằng muối thường rất giàu nitrite, chỉ cần tiêu thụ 0,3 đến 0,5 gram nitrite cũng đủ gây ngộ độc và hơn 3 gram có thể gây tử vong.

Nitrite cũng có thể phản ứng với protein amin để tạo thành nitrosamine - chất gây ung thư cực mạnh và là 1 trong 4 hóa chất gây ô nhiễm chính trong thực phẩm. Chất này có thể làm tăng nguy cơ hình thành các khối u ở hệ tiêu hóa.

Cá muối mặn gây ra nhiều tác dụng tiêu cực với sức khoẻ

Cá muối mặn gây ra nhiều tác dụng tiêu cực với sức khoẻ

Cá thu vua

Nhìn chung, cá thu vua là nguồn cung cấp omega-3 đặc biệt tốt, có thể trở thành một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng cá thu vua - nhất là những con đánh bắt ở vùng biển Thái Bình Dương - có hàm lượng thủy ngân cao. Các bác sĩ cho biết trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên tránh hoàn toàn loại cá này.

Cá tráp cam (Orange Roughy)

Loài cá này có vẻ ngoài sần sùi màu cam và có thể sống đến 150 tuổi. Chính điều này đã khiến cá tráp cam tiếp xúc với nhiều yếu tố không tốt như thủy ngân, trong thời gian dài. Loài cá biển sâu này không phải là lựa chọn tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Cá rô đại dương

Khác với cá rô đồng, cá rô đại dương bị Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) xếp vào những loại cá dễ bị nhiễm thủy ngân nhất do sống ở tầng đáy biển (80% thủy ngân ở tầng nước trên đã bị phá hủy bởi ánh sáng mặt trời).

Ngoài ra, chúng còn là loài ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống trong môi trường nước. Khi ăn những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá rô đại dương, các loại độc tố sẽ dần tích tụ trong cơ thể con người.

Việc tiêu thụ lâu dài có thể gây nguy cơ ngộ độc thủy ngân, gây tổn thương niêm mạc miệng, răng và làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, thận nghiêm trọng.

Trên đây là những loại cá được khuyến cáo không nên ăn thường xuyên, nhất là đối với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và những người mắc các bệnh tiêu hoá. Nếu đi chợ gặp 5 loại cá này các bà nội trợ tuyệt đối không nên mua.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.