Yang Trung khởi sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội xã Yang Trung (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) ngày càng khang trang; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên. 

Đường từ trung tâm xã Yang trung đến trung tâm huyện Kông chro được nhựa hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đã đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của nhân dân.
Đường từ trung tâm xã Yang Trung đến trung tâm huyện Kông Chro được nhựa hóa đã đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của nhân dân.

Xã Yang Trung có 4 thôn, làng với 603 hộ/2.369 khẩu, chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số. Trước đây, kinh tế của người dân chủ yếu phụ thuộc vào cây lúa, bắp, mì nhưng do năng suất, giá cả bấp bênh nên đời sống của bà con gặp khó khăn, thiếu thốn. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ chính sách đầu tư của Đảng và Nhà nước, kinh tế-xã hội của xã đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể.

Ông Đặng Thế Quyền-Chủ tịch UBND xã Yang Trung-cho biết: Những năm qua, nhờ các chương trình, chính sách đầu tư vào xã nên đời sống của đồng bào đã được nâng lên một bước, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, thuận tiện cho người dân sản xuất, sinh hoạt. Xã đã xây dựng những mô hình liên kết sản xuất với các cây trồng chủ lực như mía, mì, bắp; vận động người dân chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ngắn ngày như: bí đỏ, khổ qua lấy hạt, rau các loại, ớt và cây ăn quả; phát triển mô hình nuôi bò sinh sản, vỗ béo tại chuồng, nuôi gà thả vườn...

Qua đó, nâng cao thu nhập của người dân đã được nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định. Đó là điều kiện quan trọng để xã nghèo bứt phá vươn lên, phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

“Nhờ triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã đã giảm đáng kể. Thu nhập bình quân năm 2020 đạt gần 42 triệu đồng/người. Xã chỉ còn 25 hộ nghèo, chiếm 4,15% và 50 hộ cận nghèo, chiếm 8,29%”-ông Quyền cho hay.

Ông Phạm Văn (ở thôn 10) “Đường lớn, diện mạo nông thôn khang trang thì nhân dân sẽ phấn khởi hơn, chăm lo làm ăn, diện mạo sẽ ngày càng khởi sắc”-ông Trà nói.
Ông Phạm Văn Trà (thôn 10) chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng ớt để nâng cao thu nhập. 
Trạm y tế xã được đầu tư khang trang đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Trạm Y tế xã được đầu tư khang trang đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân.
 Mô hình chăn nuôi gia cầm của gia đình chị Vũ Thị Huê (ở tổ 10) nuôi hơn 200 con gà, vịt mỗi năm cho thu nhập trên 150 triệu đồng.
Mô hình chăn nuôi gia cầm của gia đình chị Vũ Thị Huê (thôn 10) mỗi năm cho thu nhập trên 150 triệu đồng.
Từ các nguồn vốn xã Yang Trung tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng đường vào khu sản xuất với tổng chiều dài 20 km, tạo thuận lợi cho bà con vận chuyển hàng hóa.
Từ các nguồn vốn, xã Yang Trung tập trung đầu tư làm đường vào khu sản xuất với tổng chiều dài 20 km, tạo thuận lợi cho bà con đi lại, vận chuyển hàng hóa.
Mô hình trồng cỏ nuôi bò của gia đình anh Nguyễn Văn Thuận (ở thôn 9) cho thu nhập bình quân 120 triệu đồng/năm.
Mô hình trồng cỏ nuôi bò của gia đình ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 9) cho thu nhập bình quân 120 triệu đồng/năm.
Bà con làng Hle Hlang được hỗ trợ xây nhà vệ sinh góp phần nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Bà con làng Hle Hlang được hỗ trợ xây nhà vệ sinh góp phần nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Tại nhà rông làng Hle Hlang có khuôn viên cây xanh, đặt máy tập thể dục, đường đi nội bộ rộng rãi, nơi vui chơi cho trẻ em… nhằm hướng đến cuộc sống xanh, sạch, đẹp, an ninh trật tự, không tệ nạn xã hội.
Tại nhà rông làng Hle Hlang có khuôn viên cây xanh, đặt dụng cụ tập thể dục để phục nhu cầu rèn luyện sức khỏe của người dân.
Năm 2017, Trường tiểu học và trung học cở sở Lê Quý Đôn được đầu tư xây dựng mới khang trang đáp ứng nhu cầu học tập của 467 học sinh toàn xã.
Năm 2017, Trường Tiểu học và THCS Lê Quý Đôn được đầu tư xây dựng mới khang trang đáp ứng nhu cầu học tập của 467 học sinh toàn xã.
Năm 2020, nhà rông làng Hla Hlang được đầu tư hơn 1,3 tỷ đồng (người dân đóng góp hơn 500 triệu đồng) để nâng cấp khang trang không viên rộng 5000m2 để cho bà con sinh hoạt văn hóa.
Năm 2020, nhà rông làng Hle Hlang được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí hơn 1,3 tỷ đồng (người dân đóng góp hơn 500 triệu đồng) để người dân có nơi sinh hoạt văn hóa, hội họp.


ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

(GLO)- Ngày 26-6, Công an tỉnh Gia Lai có Công văn số 3986/CAT-PC06 thông báo thời gian cấp, thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ).

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar. Ảnh: Ngọc Minh

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar

(GLO)- Những ngày này, tại cánh đồng Đê Bar (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không khí lao động diễn ra tấp nập, khẩn trương, tiếng máy cày hòa cùng tiếng nói cười của người dân kỳ vọng về một mùa vụ thắng lợi.

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

null