Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu vui những tháng đầu năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những kết quả đạt được trong 2 tháng đầu năm 2018 của ngành nông nghiệp là tiền đề và cũng là động lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng cả năm.

Định hướng ngành lúa gạo tới đây tiếp tục và kiên trì nâng cao chất lượng của gạo xuất khẩu. (Ảnh minh họa: KT)
Định hướng ngành lúa gạo tới đây tiếp tục và kiên trì nâng cao chất lượng của gạo xuất khẩu. (Ảnh minh họa: KT)



Trong điểm sáng về “bức tranh xuất khẩu” của ngành nông nghiệp 2 tháng đầu năm nay, với kim ngạch xuất khẩu đạt 6,1 tỉ USD, liên tiếp nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực tăng cả về sản lượng và giá trị như gạo, cà phê, chè, hạt điều, rau quả, sắn và các sản phẩm từ sắn. Thủy sản tiếp tục khẳng định là ngành mũi nhọn, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỉ USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó là những nỗ lực của ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp để xóa “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam khi thời hạn cuối đang đến gần vào ngày 23-4 năm nay.

Một tín hiệu vui với thủy sản Việt Nam là cơ hội để gia tăng kim ngạch xuất khẩu khi Australia đang xem xét việc nhập khẩu tôm tươi nguyên con vào thị trường này.

Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y cho biết, cùng với các đơn vị liên quan Cục đã và đang hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp xây dựng vùng cơ sở an toàn và chuỗi sản xuất tôm an toàn để phục vụ xuất khẩu.

“Thực hiện Thông tư 14 của Bộ NN&PTN về “Vùng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật”, các địa phương, nhất là Bạc Liêu, Cục Thú y vừa giám sát vừa xây dựng cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu. Riêng với Tập đoàn Việt Úc hướng dẫn xây dựng chuỗi sản xuất từ nuôi trồng, nguyên liệu, chế biến an toàn dịch bệnh. Với sự chuẩn bị đó khi đoàn công tác của Australia sang kiểm tra, nếu được chấp thuận Việt Nam sẽ xuất khẩu được tôm nguyên con, tôm tươi vào thị trường này. Đây là thị trường kiểm dịch yêu cầu khắt khe, nếu thâm nhập được thị trường này sẽ có cơ hội rất lớn xuất khẩu tôm vào các thị trường khác”, ông Thành nói.

Cùng với thủy sản, lĩnh vực trồng trọt cũng được kỳ vọng đem lại kim ngạch xuất khẩu trên 22 tỷ USD trong năm nay. Lần đầu tiên trong vòng 5 năm trở lại đây, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua giá gạo Thái Lan. Nếu như giá gạo xuất khẩu bình quân trong năm 2016 chỉ đạt 435 USD/tấn thì năm 2017 là 450 USD/tấn và giá gạo trong đợt xuất khẩu đầu năm 2018 đạt 475 USD/tấn….

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, kết quả này là nhờ ngành lúa gạo thời gian qua nỗ lực tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao giá trị chất lượng của gạo xuất khẩu.

“Định hướng ngành lúa gạo tới đây tiếp tục và kiên trì nâng cao chất lượng của gạo. Năm 2017 Việt Nam xuất khẩu 5,8 triệu tấn, năm nay có khả năng đạt 6,5 triệu tấn nên vẫn phải giữ cơ cấu chủ yếu là gạo chất lượng. Đối với gạo thường chỉ duy trì khoảng 20% gạo thường thì mới giữ được giá trị, và thương hiệu của gạo xuất khẩu”, ông Tuấn cho biết.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, năm 2018, song song với thị trường Trung Quốc, thị trường Hoa Kỳ và các nước trong Liên minh châu Âu (EU), các nước ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường được đẩy mạnh về xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm thủy sản của Việt Nam.

Về đích năm 2017 với tốc độ tăng trưởng 2,94% và kim ngạch xuất khẩu đạt 36,37 tỷ USD, những kết quả đạt được trong 2 tháng đầu năm nay của ngành nông nghiệp là tiền đề và cũng là động lực để ngành thực hiện thắng lợi mục tiêu của năm 2018 với mức tăng trưởng 3,05%, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản đạt 40,5 tỉ USD.

Để đạt được mục tiêu này, ngoài thực hiện đồng bộ những giải pháp trọng tâm, ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện tái cơ cấu trên bình diện quốc gia, địa phương và tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” về đất đai, nguồn vốn cũng như đề xuất các cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp; đẩy mạnh xây dựng liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

Minh Long (VOV1)

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

null