Xuất khẩu gạo thiết lập kỷ lục mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Theo thông tin từ báo điện tử VnExpress, trong năm 2023, xuất khẩu gạo cả nước đạt 8,13 triệu tấn với trị giá 4,7 tỷ USD (tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về trị giá so với năm 2022). Đây là mức cao nhất từ trước tới nay của ngành lúa gạo Việt Nam.

Về thị trường, theo Tạp chí Hải quan online, Philippines dẫn đầu với hơn 3,13 triệu tấn, trị giá hơn 1,75 tỷ USD (chiếm 38,64% lượng gạo xuất khẩu của nước ta trong năm 2023).

Đứng thứ 2 là Indonesia với hơn 1,16 triệu tấn, trị giá 640 triệu USD (chiếm 14,32% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam). Đáng chú ý, lượng gạo xuất khẩu sang Indonesia gấp gần 10 lần so với năm 2022 trong khi kim ngạch gấp gần 11 lần. Đây là thị trường xuất khẩu gạo có tăng trưởng ấn tượng nhất.

Trung Quốc đứng thứ 3 với hơn 917.000 tấn, trị giá gần 531 triệu USD (chiếm 11,32% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2023). So với năm 2022, lượng gạo xuất khẩu sang quốc gia này tăng 7,8%, trong khi kim ngạch tăng 22,74%.

Việt Nam là nước sản xuất gạo đứng thứ 5 thế giới và là nhà xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới (tính theo sản lượng). Dù ảnh hưởng bởi El Nino, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng đột biến.

Theo các doanh nghiệp, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh kể từ khi Chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo vào tháng 7-2023. Tới nay, lệnh cấm này chưa gỡ bỏ nên kỳ vọng xuất khẩu gạo trong năm 2024 sẽ có nhiều dấu hiệu tích cực.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải

Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải

(GLO)- Thường trực Chính phủ yêu cầu trong quá trình xây dựng nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn cần nghiên cứu các quy định về cơ chế giá, phí truyền tải và các chi phí phát sinh khác.