Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh kỷ niệm 20 năm thành lập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 25-11, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 Ngày thành lập (25/11/2002-25/11/2022). Dự lễ kỷ niệm có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên, lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; huyện Mang Yang, Kbang và lãnh đạo Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh qua các thời kỳ.
Tại buổi lễ, Phó Giám đốc phụ trách Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh Ngô Văn Thắng đã ôn lại chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển. Theo đó, ngày 25-11-2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg, chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh thành Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Sau hơn 1 năm thành lập, tháng 12-2003, Kon Ka Kinh được công nhận là 1 trong 27 Vườn Di sản ASEAN của Đông Nam Á. 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên trao cờ thi đua cho tập thể cán bộ, công nhân viên Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên trao cờ thi đua cho tập thể cán bộ, công nhân viên Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Minh Nguyễn
Trong 20 năm xây dựng và phát triển, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý rừng bền vững, bảo vệ giá trị đa dạng sinh học mà cả nước và thế giới kỳ vọng. Cụ thể, Vườn đã quản lý, bảo vệ hơn 41.000 ha rừng và đất rừng, trong đó, trồng mới, khoanh nuôi tái sinh 151,8 ha. Vườn đã hợp tác với các tổ chức, nhà khoa học trong nước và quốc tế thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học; thu thập hàng nghìn mẫu tiêu bản động, thực vật phục vụ công tác bảo tồn, đa dạng sinh học.
Đến nay, Vườn đã xác lập danh lục 1.700 loài thực vật; 87 loài thú; 326 loài chim; 77 loài bò sát; 58 loài ếch nhái và 321 loài côn trùng. Trong đó, có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam được ghi trong danh mục sách đỏ thế giới như: voọc chà vá chân xám, vượn má hung Trung Bộ, khướu Kon Ka Kinh. Ngoài ra, Vườn còn thành lập Trung tâm Cứu hộ-Bảo tồn và Phát triển sinh vật, tiến hành tiếp nhận, cứu hộ và tái thả hơn 1.000 cá thể động vật quý hiếm, góp phần bảo vệ nguồn gen, giảm nguy cơ tuyệt chủng. Hiện Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh còn là điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Gia Lai.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân đã có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học rừng trên địa bàn tỉnh
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên tặng bằng khen cho các tập thể và cá nhân đã có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học rừng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Minh Nguyễn
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên ghi nhận, biểu dương kết quả của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đạt được sau 20 năm xây dựng và phát triển. Để hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên đề nghị các sở, ngành chức năng, địa phương liên quan phối hợp, hỗ trợ Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt, tập trung triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Vườn và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng. Triển khai có hiệu quả Phương án quản lý rừng bền vững và Đề án du lịch sinh thái sau khi được phê duyệt; tích cực kêu gọi, liên kết với các tổ chức trong nước và quốc tế đến nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học nhằm thu hút các nguồn lực đáp ứng yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng bền vững. 
Dịp này, UBND tỉnh tặng Cờ thi đua cho Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tỉnh Gia Lai từ năm 2002 đến năm 2022; Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho 2 tập thể, 3 cá nhân đã có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học rừng trên địa bàn tỉnh.
MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.