Vụ triệt hạ rừng thông quy mô lớn ở Đà Lạt: Thủ phạm vẫn 'bí ẩn'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau 4 tuần xảy ra vụ triệt hạ rừng thông phòng hộ quy mô lớn ở tiểu khu 144B, trên địa bàn P.8, TP.Đà Lạt, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được thủ phạm.
Chiều 13.6, Công an TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết vẫn chưa xác định được thủ phạm triệt hạ rừng thông phòng hộ quy mô lớn ở tiểu khu (TK) 144B, trên địa bàn P.8 (Đà Lạt), được phát hiện cách đây 4 tuần.

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng trực tiếp đến kiểm tra hiện trường vụ triệt hạ rừng thông có quy mô lớn nhất tại Đà Lạt từ trước tới nay. Ảnh: Lâm Viên
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng trực tiếp đến kiểm tra hiện trường vụ triệt hạ rừng thông có quy mô lớn nhất tại Đà Lạt từ trước tới nay. Ảnh: Lâm Viên
Như Thanh Niên đã phản ánh, sau khi phát hiện vụ triệt hạ rừng thông phòng hộ lớn nhất tại Đà Lạt từ trước đến nay tại TK144B, lãnh đạo TP.Đà Lạt và ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng trực tiếp đến khảo sát hiện trường.
Theo một lãnh đạo TP.Đà Lạt, đây là vụ phá rừng thông phòng hộ quy mô lớn nhất tại Đà Lạt từ trước đến nay, với số lượng thông bị thiệt hại trên 400 cây, trong đó có khoảng 100 cây bị khoan gốc đổ hóa chất chết khô.
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị ngành công an khởi tố vụ án, lập chuyên án khẩn trương điều tra, truy tìm những kẻ triệt hạ rừng thông để xử lý nghiêm minh.

Lực lượng công an TP.Đà Lạt đang ráo riết truy tìm những kẻ triệt hạ rừng thông tại TK144B. Ảnh: Lâm Viên
Lực lượng công an TP.Đà Lạt đang ráo riết truy tìm những kẻ triệt hạ rừng thông tại TK144B. Ảnh: Lâm Viên
Trong suốt 4 tuần qua, các lực lượng Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Công an TP.Đà Lạt ráo riết khoanh vùng, truy tìm thủ phạm. Cơ quan chức năng đã mời một số nghi phạm đến làm việc, tuy nhiên đến chiều 13.6 vẫn chưa xác định được thủ phạm.

Có khoảng 400 cây thông 3 lá thuộc rừng phòng hộ bị triệt hạ và đầu độc. Ảnh: Lâm Viên
Có khoảng 400 cây thông 3 lá thuộc rừng phòng hộ bị triệt hạ và đầu độc. Ảnh: Lâm Viên
Liên quan đến vụ triệt hạ rừng thông này, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản yêu cầu TP.Đà Lạt sớm hoàn tất hồ sơ để xử lý nghiêm; tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân có liên quan để xử lý trách nhiệm theo quy định; thời gian hoàn thành trước ngày 31.5; đồng thời phải công khai vụ phá rừng trái pháp luật tại vị trí trên. Chỉ đạo đơn vị chủ rừng là Ban Quản lý rừng Lâm Viên khẩn trương tổ chức giải tỏa, lập hồ sơ trồng ngay lại rừng, hoàn thành trước ngày 10.6.
Ngày 13.6, UBND TP.Đà Lạt cho biết vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Quách Thị Canh (tổ Vườn Ươm, P.5, TP.Đà Lạt) số tiền 22 triệu đồng về hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp là đất rừng đặc dụng tại TK 158C. Trước đó, bà Canh là người đã tự ý lấn chiếm 950 m2 đất rừng đặc dụng tại tại lô i, khoảnh 2, TK158C, lâm phần thuộc quản lý của Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung bộ và Tây nguyên. Ngoài việc xử phạt hành chính, UBND TP.Đà Lạt còn buộc bà Canh khôi phục lại nguyên trạng của đất trước khi vi phạm.

Rừng đặc dụng tại TK 158C (Đà Lạt) bị cưa hạ để chiếm đất. Ảnh: Lâm Viên
Rừng đặc dụng tại TK 158C (Đà Lạt) bị cưa hạ để chiếm đất. Ảnh: Lâm Viên
Theo Lâm Viên (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Công chức tư pháp cấp xã:Thêm công việc, tăng trách nhiệm

Công chức tư pháp cấp xã: Thêm công việc, tăng trách nhiệm

(GLO)- Nhiều nhiệm vụ trong lĩnh vực tư pháp trước đây thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện đã được chuyển giao cho UBND cấp xã. Khối lượng công việc tăng lên đòi hỏi công chức tư pháp tại cấp xã phải nỗ lực nhiều hơn, góp phần xây dựng nền hành chính cơ sở gần dân, vì dân phục vụ.

Truy tố nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Gia Lai

Truy tố nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Gia Lai

(GLO)- Chiều 17-7, theo nguồn tin của P.V, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai đã truy tố bị can Nguyễn Văn Phương (SN 1982, trú tại phường Pleiku) - nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) SCB Gia Lai về hàng loạt tội danh.

Chủ tịch công ty trồng rừng hầu tòa vì... phá rừng

Chủ tịch công ty trồng rừng hầu tòa vì... phá rừng

(GLO)- Ngày 14-7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hủy hoại rừng xảy ra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Nam Sông Ba. Trong số các bị cáo có chủ tịch hội đồng thành viên của một công ty chuyên về trồng rừng.

Cảnh giác với “cạm bẫy” trên không gian mạng sau sáp nhập đơn vị hành chính

Cảnh giác với “cạm bẫy” trên không gian mạng sau sáp nhập đơn vị hành chính

(GLO)- Tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động trên không gian mạng liên tục biến tướng với những phương thức, thủ đoạn tinh vi. Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và xã, các đối tượng đã lợi dụng điều này để tạo ra những “cạm bẫy” lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

null