Vụ 3 em nhỏ ở xã Ia Le bị đuối nước thương tâm: Nỗi đau xé lòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đã 3 ngày trôi qua, kể từ buổi chiều định mệnh khiến 3 em nhỏ ở xã Ia Le (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) bị đuối nước, bầu không khí tang thương đang bao trùm những căn nhà nhỏ ở cạnh nhau khiến ai cũng quặn lòng, xót thương.

Như GLO đã đưa tin, ngày 21-7, ba em nhỏ gồm Rcom Hdíu (SN 2016, học sinh lớp 1), Rmah Him (SN 2012, học sinh lớp 4) và Siu Hyêm (SN 2013, học sinh lớp 4, cùng Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Ia Le, huyện Chư Pưh) theo cha mẹ đi chăn bò thuê. Sau đó, các em đã cùng tắm tại hồ chứa nước thuộc địa bàn xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh. Sau khi không thấy các con đâu, người nhà vội đi tìm. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, người dân bàng hoàng phát hiện thi thể của 3 em dưới hồ nước.

Đông đảo bà con, hàng xóm đến hỗ trợ gia đình anh Siu Raih (làng Puối Lốp, xã Ia Le) lo hậu sự cho người con. Ảnh: Hà Phương
Đông đảo bà con, hàng xóm đến hỗ trợ gia đình anh Siu Raih (làng Puối Lốp, xã Ia Le) lo hậu sự cho người con. Ảnh: Hà Phương

Ngồi bần thần bên cạnh quan tài của người con gái Rmah Him, anh Siu Raih làng Puối Lốp, xã Ia Le) không giấu được nỗi đau quá lớn vừa ập đến với gia đình mình. Anh Siu Raih đau đớn kể: Gia đình tôi có 3 người con, đứa lớn Rmah Brên (SN 2004) đứa thứ 2 Rmah Ble (SN 2007), Rmah Him là con út; hai vợ chồng tôi lo làm rẫy quanh năm, ai kêu gì thì đi làm nấy để nuôi 3 con nhỏ đang tuổi ăn học. Trong lúc 2 vợ chồng tôi đang bơm thuốc cỏ cho rẫy mỳ thì nghe người dân trong làng chạy đến báo tin là con mình bị đuối nước, tôi vội chạy về, khi đến nơi thì thấy các cháu đã nằm bất động trên bờ hồ.

Cũng theo anh Siu Raih, từ khi xảy ra chuyện đau lòng vợ anh ngất lên ngất xuống và chưa thể chấp nhận được sự thật. "Vợ chồng tôi chăm lo làm lụng để nuôi các con ăn học, ấy vậy mà giờ đứa con gái của gia đình tôi không còn nữa"-anh Siu Raih nghẹn ngào.

Hoàn cảnh gia đình anh Siu Raih rất khó khăn, nuôi 3 con đang tuổi ăn học. Khi nghe hung tin xảy ra với vợ chồng anh, hàng xóm láng giềng đã đến quyên góp giúp đỡ cho gia đình lo hậu sự cho cháu.

Chính quyền và bà con dân làng đến giúp gia đình chị Rcom H’Hit (làng Puối Lốp, xã Ia Le) lo hậu sự cho người con nhỏ. Ảnh: Hà Phương
Chính quyền và bà con dân làng đến giúp gia đình chị Rcom H’Hit (làng Puối Lốp, xã Ia Le) lo hậu sự cho người con nhỏ. Ảnh: Hà Phương

Chỉ cách nhà anh Siu Raih khoảng hơn 20 mét, căn nhà nhỏ cấp 4 của chị Rcom H’Hit (mẹ của cháu Rcom Hdíu, cùng làng Puối Lốp) có rất đông người dân đến trợ giúp lo hậu sự cho cháu bé. Rũ rượi bên quan tài của đứa con do mình đứt ruột sinh ra, mấy ngày nay, chị Rcom H’Hit đã không còn đứng vững. Giọng chị nấc nghẹn: "Thường ngày tôi đi chăn bò, cháu thì ở nhà chơi cùng lũ nhỏ trong làng, nhưng hôm đó cháu lại theo tôi lên rẫy. Trong lúc tôi đang trông coi bò thì các cháu vẫn đang chạy chơi gần đó. Khoảng 2 giờ chiều, tôi lại không thấy các cháu đâu nên vội vàng tìm kiếm. Khi đến hồ nước gần đó thì phát hiện sự việc đau lòng. Tôi hô hoán người dân đến giúp nhưng cả 3 cháu đều đã tử vong do đuối nước. Giờ đây tôi mất con rồi".

Lau những giọt nước mắt nhạt nhào trên khuôn mặt, chị Siu H’Blanh mẹ cháu Siu Hyêm (làng Kênh Săn, xã Ia Le)-cho hay: "Hàng ngày chồng tôi thì đi làm cỏ thuê, còn tôi thì đi chăn bò thuê để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Khi nghe tin chạy đến nơi thì thấy con mình và 2 cháu nhỏ nữa đã nằm bất động trên bờ rồi. Tôi đau xót vô cùng".

Ông Lê Thanh Việt-Chủ tịch UBND xã Ia Le-cho biết: Khi nghe thông tin về sự việc 3 cháu nhỏ bị đuối nước, xã đã cử cán bộ đến thăm hỏi, động viên và cùng gia đình tổ chức hậu sự cho các cháu. Đây là nỗi đau thương quá lớn đối với các gia đình nạn nhân. Ủy ban nhân dân huyện Chư Pưh đã đến thăm hỏi, hỗ trợ gia đình mỗi nạn nhân 5 triệu đồng; UBND xã Ia Le cũng hỗ trợ 1 triệu đồng/nạn nhân. "Qua sự việc đau lòng trên, xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân về phòng tránh đuối nước trẻ em, cảnh báo về các nguy cơ gây tử vong do đuối nước cho trẻ em"-Chủ tịch UBND xã Ia Le cho hay.

Nhóm thiện nguyện nhân ái huyện Ea H’Leo (tỉnh Đak Lak) do chị Trương Thị Thu Trang làm trưởng nhóm đã đến hỗ trợ cho 3 gia đình với tổng số tiền 115.150.000 đồng để lo hậu sự cho các cháu. Ảnh: Hà Phương
Nhóm thiện nguyện nhân ái huyện Ea H’Leo (tỉnh Đak Lak) do chị Trương Thị Thu Trang làm trưởng nhóm đã đến hỗ trợ cho 3 gia đình với tổng số tiền 115.150.000 đồng để lo hậu sự cho các cháu. Ảnh: Hà Phương

Được sự chia sẻ kết nối của chị Nguyễn Thị Hội (xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh), ngay trong sáng 23-7, Nhóm thiện nguyện nhân ái huyện Ea H’Leo (tỉnh Đak Lak) do chị Trương Thị Thu Trang làm trưởng nhóm đã đến hỗ trợ cho 3 gia đình với tổng số tiền 115.150.000 đồng để lo hậu sự cho các cháu. Chị Trang-bộc bạch: Sau khi nghe thông tin 3 cháu nhỏ bị đuối nước thương tâm tại xã Ia Le, đặc biệt hơn là gia đình các cháu thuộc diện hộ khó khăn ở địa phương, Nhóm thiện nguyện chúng tôi đã vận động các Mạnh Thường quân trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ cho các gia đình lo hậu sự cho các cháu. Qua đây, chúng tôi cũng xin chia sẽ nỗi đau cùng với gia đình các cháu, mong các gia đình cố gắng vượt qua nỗi mất mát quá lớn này, từng bước ổn định cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null