Vợ chồng già mắc bạo bệnh cần giúp đỡ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vợ chồng già không có nhà cửa, còn rơi vào cảnh túng quẫn vì bạo bệnh. Đó là trường hợp của vợ chồng ông Âu Xuân Tịch (72 tuổi) và bà Trần Thị Mừng (64 tuổi) trú tại thôn Hợp Nhất (xã Ia Yok, huyện Ia Grai) đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.

Sinh ra ở tỉnh Tuyên Quang, thời trai trẻ, ông Tịch từng đi lính và tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam năm 1978, sau đó phục viên về quê lập gia đình và lao động sản xuất. Năm 1995, do ở quê nhà đất chật người đông, vợ chồng ông Tịch quyết định Nam tiến vào Tây Nguyên lập nghiệp ở thôn Hợp Nhất. Ra đi với 2 bàn tay trắng, ông bà phải đi làm thuê để lo cho gia đình với 4 miệng ăn. Sau nhiều năm lam lũ, ông bà cũng dành dụm được một khoản tiền để mua 2 sào đất cắm dùi và cất căn nhà nhỏ che mưa che nắng. Không chỉ canh tác trên 2 sào đất này, ông bà còn thuê thêm đất để trồng cà phê với hy vọng tăng thêm thu nhập. Để có vốn làm ăn, ông bà đã thế chấp nhà và đất vào ngân hàng để vay vốn sản xuất.

Nhưng “người tính không bằng trời tính”, thời tiết thất thường khiến toàn bộ cà phê trồng mới của gia đình bị chết do úng nước, gây thiệt hại hàng chục triệu đồng. 1 năm sau khôi phục lại, gia đình ông đầu tư phân bón, công cán chăm sóc cho vườn cây song giá cả thấp nên bị lỗ vốn. Lãi mẹ đẻ lãi con, trong khi vườn cà phê không thể nuôi chính nó nên ông bà đã mất tài sản thế chấp là nhà và đất, để rồi rơi vào cảnh “vô gia cư” vào năm 2019.

Thời điểm này, 2 người con của ông bà đã lập gia đình nhưng gia cảnh cũng vô cùng khó khăn. Vợ chồng người con trai lớn phải ở nhà trọ và đi làm thuê để nuôi 3 người con ăn học. Người con gái cùng chồng đi làm thuê ở Campuchia với thu nhập ít ỏi. Hoàn cảnh khiến ông bà một lần nữa phải tha hương cầu thực đến tỉnh Đak Nông ở thuê trông coi nhà rẫy. Tiền công của đôi vợ chồng già hầu như chỉ đủ chi phí sinh hoạt và lo thuốc thang cho bà Mừng khi phát hiện mắc tiểu đường và huyết áp cao.

Anh Tuấn đang chăm sóc bà Mừng tại Khoa Ung bướu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: Văn Ngọc

Anh Tuấn đang chăm sóc bà Mừng tại Khoa Ung bướu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: Văn Ngọc

Biến cố xảy ra từ cuối năm 2022 khi trong một lần khám bệnh, bà Mừng phát hiện bị ung thư vú. Con trai bà là anh Âu Văn Tuấn đưa mẹ đi khắp các bệnh viện từ Bắc tới Nam để tìm cách chữa trị. Nhưng đi tới đâu, các bác sĩ cũng yêu cầu theo dõi, chưa thể can thiệp bằng phẫu thuật hoặc xạ trị bởi bệnh nền tiểu đường cũng như huyết áp cao tương đối nặng. Để tiện chăm sóc mẹ, đầu năm 2024, anh Tuấn thuê một căn nhà ở huyện Mang Yang để làm nghề giò chả và đón cha, mẹ về ở cùng.

Đầu tháng 1-2024, ông Tịch đang đi bộ qua đường đã va chạm với chiếc xe máy do 1 cậu học sinh điều khiển. Vụ tai nạn khiến ông Tịch bị chấn thương sọ não nặng, gãy chân và gãy tay buộc phải điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Chồng bị tai nạn, căn bệnh ung thư cũng hành hạ bà Mừng khi biến chứng nặng khiến phần ngực và phần tay phù nề với những cơn đau hành hạ. Các bác sĩ cũng yêu cầu bà phải nhập viện điều trị tại Khoa Ung bướu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

“Suốt hơn 1 năm qua, tôi đi làm thuê dành dụm được bao nhiêu đều đã lo cho mẹ đi chữa bệnh ung thư. Hiện giờ, các bác sĩ nói mẹ tôi đã ở giai đoạn kề cuối, gia đình phải chuẩn bị tinh thần trước. Còn bố tôi lại gặp tai nạn rất nặng, đang mê man không biết bao giờ mới tỉnh lại, trong khi chi phí thuốc men điều trị khá đắt đỏ. Gia đình của cậu bé gây tai nạn cũng khó khăn lắm chỉ hỗ trợ được chút ít. Người quen, họ hàng mỗi người cũng chia sẻ một chút song cũng không thấm vào đâu vì quá trình điều trị lâu dài và tốn kém, mà bảo hiểm cũng chỉ chi trả một phần. Phận làm con muốn gánh vác lo cho cha mẹ khi đau ốm nhưng tôi cũng khánh kiệt rồi…”-anh Tuấn nghẹn ngào.

Vợ chồng ông Tịch hiện đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Vợ chồng ông Tịch hiện đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

“Chúng tôi khổ cả đời rồi, không ngờ đến bây giờ còn rơi vào cảnh éo le, túng quẫn như vậy. Tôi bị bệnh hiểm nghèo đã đành, giờ ông nhà tôi còn bị tai nạn thập tử nhất sinh mà chỉ có mình con trai chạy qua chạy lại chăm 2 ông bà già, con gái thì ở Campuchia về được mấy hôm lại phải đi. Chỉ mong được mọi người giúp đỡ để ông ấy được điều trị một cách tốt nhất mà mau chóng hồi phục”-bà Mừng đau đớn nói.

Trao đổi với P.V, ông Mai Quý Sênh-Trưởng thôn Hợp Nhất (xã Ia Yok, huyện Ia Grai) cho biết: “Ông Tịch là hội viên Hội cựu chiến binh của thôn. Thời điểm khi còn ở trong thôn, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo nhưng cũng tham gia nhiệt tình các hoạt động của thôn. Sau đó vì làm ăn thất bát mà ông bà, con cái đã phải đi nơi khác làm thuê. Khi hay tin ông bà bị mắc bệnh éo le như vậy, chúng tôi cũng sẽ thăm hỏi, động viên, sẻ chia những khó khăn với gia đình”.

Mọi sự hỗ trợ xin gửi trực tiếp anh Âu Văn Tuấn (số điện thoại: 0977156667, số tài khoản 62610002714511 tại BIDV); hoặc Báo Gia Lai, STK: 62110002425979 tại BIDV do chị Trịnh Thị Lệ Hằng-Phó Trưởng phòng Hành chính-Quảng cáo Báo Gia Lai (số điện thoại: 0943065095) phụ trách.

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.