Việt Nam nhập khẩu hơn 100.000 ô tô nguyên chiếc trong 8 tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 8 tháng năm 2024, cả nước nhập khẩu 106.627 ô tô nguyên chiếc, cao hơn cả 10 tháng năm 2023.

Theo số liệu thống kê Tổng cục Hải quan mới công bố, hết tháng 8 cả nước nhập khẩu 106.627 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 22,9% về lượng và tăng 7,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, từ đầu năm 2023 đến 15-10-2023, cả nước nhập khẩu khoảng 100.000 xe ô tô nguyên chiếc.

Ô tô nhập khẩu về cảng tân Vũ, Hải Phòng

Ô tô nhập khẩu về cảng tân Vũ, Hải Phòng

Tuy nhiên, tăng trưởng lượng xe gấp 3 lần tăng trưởng kim ngạch nên trị giá bình quân ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ đầu năm đến nay cũng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

Bình quân từ đầu năm đến nay trị giá bình quân gần 21.000 USD/xe (chưa tính các khoản thuế); trong khi chỉ số này của cùng kỳ năm ngoái là khoảng 23.500 USD/xe.

Thị trường cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam chủ yếu đến từ châu Á với các tên tuổi truyền thống như Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc.

Cụ thể, đến hết tháng 8, Indonesia dẫn đầu thị phần về cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam với 43.810 xe, kim ngạch đạt 642,24 triệu USD; Thái Lan đứng thứ hai với 39.101 xe, kim ngạch đạt 756,64 triệu USD; Trung Quốc đứng thứ ba với 19.649 xe, kim ngạch đạt gần 582 triệu USD.

Sự gia tăng mạnh mẽ trong lượng ô tô nhập khẩu phản ánh nhu cầu tiêu dùng gia tăng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này cũng đặt ra thách thức cho các nhà sản xuất và phân phối ô tô trong việc duy trì chất lượng và giá trị sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Có thể bạn quan tâm

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).