Viện Kiểm sát kiến nghị Công ty Nhật Cường nộp bồi thường 221 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Quan điểm Viện Kiểm sát là Công ty Nhật Cường phải nộp 221 tỷ đồng thu lợi bất chính từ hành vi buôn lậu để sung công quỹ nhà nước; 13 bị cáo phạm tội "Buôn lậu" không phải liên đới nộp lại khoản này.

Bị cáo Nguyễn Bảo Ngọc (cựu Giám đốc Tài chính Công ty Nhật Cường) khai báo trước tòa. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Bị cáo Nguyễn Bảo Ngọc (cựu Giám đốc Tài chính Công ty Nhật Cường) khai báo trước tòa. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)


Chiều 29/11, sau một ngày xét xử phúc thẩm, Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội nêu quan điểm giải quyết vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường.

Trong đó, đáng chú ý, Viện Kiểm sát đã đề nghị Tòa phúc thẩm đưa Công ty Nhật Cường (không cử đại diện đến Tòa theo triệu tập) vào tham gia vụ án với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Công ty Nhật Cường phải nộp 221 tỷ đồng thu lợi bất chính từ hành vi buôn lậu để sung công quỹ nhà nước.

13 bị cáo phạm tội "Buôn lậu" sẽ không phải liên đới nộp lại khoản này.

Bên cạnh đó, Viện Kiểm sát đề nghị giữ nguyên quyết định về tội danh và hình phạt đối với các bị cáo. Riêng đối với bị cáo Nguyễn Bảo Trung (ở quận Đống Đa, Hà Nội), đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội cấp phúc thẩm đề nghị giảm cho bị cáo này 1 năm tù.

Buộc 13 bị cáo phải liên đới nộp lại tiền thu lời của Công ty Nhật Cường là không phù hợp

Trình bày quan điểm tại phiên phúc thẩm, Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đánh giá Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường - Bùi Quang Huy (đã bỏ trốn và bị truy nã) trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty.

Quá trình kinh doanh, Huy thành lập Công ty Nhật Cường tại Quảng Châu (Trung Quốc) và chỉ đạo các nhân viên dưới quyền nhập hàng lậu từ nước ngoài về Việt Nam. Huy cũng trực tiếp liên hệ với các đường dây vận chuyển để đưa điện thoại, máy tính bảng... không hóa đơn về tiêu thụ.

Theo đại diện Viện Kiểm sát, toàn bộ tiền của Công ty Nhật Cường đều đưa vào công ty. Các bị cáo chỉ là những người làm công ăn lương, là người thực hành, giúp sức cho ông chủ Nhật Cường, không được ăn chia tiền thu lợi bất chính.

Trong vụ án này còn có các bị cáo không phải là nhân viên của Nhật Cường, không được ăn chia tiền thu lời bất chính từ việc buôn lậu.

Do đó, Công ty Nhật Cường do Bùi Quang Huy là đại diện, chủ sở hữu duy nhất đã thực hiện hành vi buôn lậu, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước và trách nhiệm bồi thường thuộc về Công ty Nhật Cường.

"Việc Tòa án cấp sơ thẩm tuyên buộc 13 bị cáo phải liên đới nộp lại tiền thu lời của Công ty Nhật Cường là không phù hợp với quy định của pháp luật. Kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đối với nội dung này là có căn cứ chấp nhận”, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao nhấn mạnh.

Viện dẫn Bộ luật Dân sự, đại diện Viện Kiểm sát phân tích, trong trường hợp tài sản gây thiệt hại, người chiếm hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Huy là chủ sở hữu công ty duy nhất nên đề nghị Tòa phúc thẩm tuyên Công ty Nhật Cường phải chịu trách nhiệm bồi thường 221 tỷ đồng - số tiền hưởng lợi từ hành vi buôn lậu để sung công quỹ.

Bên cạnh đó, Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao cho rằng Nhật Cường phải nộp gần 30 tỷ đồng do sai phạm về kế toán. Trong khi theo bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Giám đốc tài chính Nguyễn Bảo Ngọc và kế toán trưởng Nguyễn Thị Bích Hằng phải bồi thường số tiền này.


 

Bị cáo Nguyễn Bảo Trung (nhân viên Công ty Nhật Cường) khai báo trước tòa. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Bị cáo Nguyễn Bảo Trung (nhân viên Công ty Nhật Cường) khai báo trước tòa. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, hai bị cáo dùng hai phần mềm nội bộ để che giấu hành vi kinh doanh bất hợp pháp. Tuy nhiên, cả hai làm công ăn lương, tất cả số tiền do Huy quản lý, điều hành. Việc Tòa sơ thẩm tuyên Hằng và Ngọc liên đới bồi thường là "không hợp lý."

Về trách nhiệm hình sự, Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao bác toàn bộ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo; chỉ chấp nhận một phần nhận kháng cáo, đề nghị giảm một năm tù cho bị cáo Nguyễn Bảo Trung (lao động tự do).

Kháng nghị về phần bồi thường thiệt hại 221 tỷ đồng

Trước đó, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã có kháng nghị đối với bản án hình sự sơ thẩm trong vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường.

Theo kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã không triệu tập người đại diện Công ty Nhật Cường tham gia phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là thiếu sót.

Theo đó, về phần áp dụng biện pháp tư pháp, Quyết định kháng nghị của Viện Kiểm sát nêu rõ, quá trình điều tra cũng như kết quả xét hỏi tại phiên tòa xác định, toàn bộ khoản tiền 221 tỷ đồng thu lời bất chính từ hành vi buôn lậu được nhập vào Công ty Nhật Cường, theo dõi, hạch toán, quản lý trên phần mềm ERP của Công ty Nhật Cường do bị can Bùi Quang Huy (Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường) là chủ sở hữu toàn bộ công ty này (hiện bị can Bùi Quang Huy đang bỏ trốn).

Tám bị cáo từ Phó Tổng Giám đốc đến nhân viên Công ty Nhật Cường đều là người làm công ăn lương, giữ vai trò giúp sức cho bị can Bùi Quang Huy, không được ăn chia khoản tiền thu lợi bất chính này.

Do đó, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố quyết định kháng nghị phần quyết định về biện pháp tư pháp của Bản án hình sự sơ thẩm số 144/2021/HS-ST ngày 10/5/2021 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Cụ thể, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án, sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 144/2021 HS-ST ngày 10/5/2021 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội theo hướng đưa Công ty Nhật Cường tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; buộc Công ty Nhật Cường phải nộp lại khoản tiền 221 tỷ đồng thu lợi bất chính từ hành vi buôn lậu để tịch thu sung quỹ Nhà nước.

Đồng thời, Viện Kiểm sát đề nghị Tòa không buộc các bị cáo: Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Bảo Ngọc, Đỗ Quốc Huy, Nông Văn Lư, Trần Tất Khoa, Lê Hoài Phương, Ngô Tuấn Sửu, Ngô Đức Tùng, Hoàng Văn Phong, Nguyễn Bảo Trung, Phạm Văn Hiệp, Bùi Quốc Việt và Đỗ Văn Dũng phải liên đới nộp lại khoản tiền thu lợi bất chính 221 tỷ đồng.

Theo Bản án sơ thẩm đã tuyên trước đó của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, trong thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2019, Bùi Quang Huy đã trực tiếp và chỉ đạo các nhân viên Công ty Nhật Cường thực hiện hành vi giao dịch, mua bán trái phép tổng số 2.502 đơn hàng với 255.311 sản phẩm điện thoại di động và thiết bị điện tử, tổng trị giá thanh toán trên 2.927 tỷ đồng của 16 nhà cung cấp tại Hong Kong, Trung Quốc.

Sau đó, thuê các đường dây vận chuyển hàng hóa trái phép từ Hong Kong về Việt Nam giao cho Công ty Nhật Cường tiêu thụ. Thông qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ của Công ty Nhật Cường đã tiêu thụ được 254.364 sản phẩm, thu lợi bất chính 221 tỷ đồng.

Đồng thời, Bùi Quang Huy cũng là chủ mưu chỉ đạo nhân viên bỏ ngoài sổ sách kế toán tài sản, nguồn vốn hoạt động thực tế của Công ty Nhật Cường, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 30 tỷ đồng. Đồng thời, nhằm mục đích che giấu hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, tránh sự kiểm tra, phát hiện của các cơ quan chức năng.

Ngoài việc tuyên phạt tù có thời hạn đối với các bị cáo, Tòa cấp sơ thẩm còn tuyên buộc các bị cáo phải liên đới nộp lại khoản tiền thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội buôn lậu 221 tỷ đồng để sung quỹ Nhà nước.

Trong đó, bị cáo Trần Ngọc Ánh (Phó Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường) 69,5 tỷ đồng; Nguyễn Bảo Ngọc (Giám đốc Tài chính) 40 tỷ đồng; Đỗ Quốc Huy (Giám đốc Bán hàng) 30 tỷ đồng; Hoàng Văn Phong (Trưởng ngành hàng Apple) 10 tỷ đồng; Nông Văn Lư (nhân viên) 10 tỷ đồng; Trần Tất Khoa (Giám đốc Công ty Nhật Cường Quảng Châu, Trung Quốc) 15 tỷ đồng; Lê Hoài Phương (nhân viên) 5 tỷ đồng; Bùi Quốc Việt (nhân viên) 2 tỷ đồng…

Bên cạnh đó, Bản án sơ thẩm cũng tuyên dành quyền khởi kiện yêu cầu bồi hoàn các phần tiền phải nộp nêu trên cho các bị cáo trong vụ án này đối với bị can Bùi Quang Huy và các đồng phạm.

Theo Xuân Tùng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.