Vị quê giữa phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là những thức món rất dân dã, thậm chí trước kia còn được gọi là món “con nhà nghèo”. Vậy mà giờ đây vị quê lại thành “đặc sản” giữa phố.

Khai trương chưa được 1 tháng nhưng tủ xôi cá nục, xôi xá xíu của chị Phạm Thùy Trang (18 Đinh Tiên Hoàng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã được khá nhiều người biết đến. Mỗi sáng, chị bắt đầu bán từ 6 giờ và đến khoảng 8 giờ 30 phút thì khách hàng chậm chân có thể phải chọn món khác điểm tâm.

ace5e6d3ccc674982dd7-5170-8782.jpg

Tại tiệm của chị Trang, món xôi cá nục lạ miệng và hấp dẫn hơn cả với người dân Phố núi, bởi xôi cá là món đặc trưng của xứ biển, trong đó xôi cá Nha Trang đã được đưa vào cẩm nang ẩm thực du lịch.

Món ăn này bắt mắt trước hết nhờ hạt xôi mềm thơm, vàng ươm vì nếp đã được chị Trang ngâm với chút bột nghệ trước khi đồ chín.

Măng tươi-một phần biến tấu của xôi cá-được bào mỏng, xào lên cho thấm gia vị. Song bí quyết của món xôi cá nằm ở món cá nục kho cay với ớt nguyên trái. Được chế biến bằng bí quyết riêng nên từng thớ cá đều thấm vị, đậm đà, săn cứng.

Xôi sau khi cho vào hộp thì đặt lên trên lát cá nục kèm ít măng, tiếp đó rưới chút nước sốt cá kho, rắc thêm hành phi. Tất nhiên không thể thiếu ớt trái kho nhừ.

Tất cả làm cho món ăn trở nên đặc biệt hấp dẫn từ màu sắc đến mùi vị nhưng giá chỉ 20 ngàn đồng/phần. Vì vậy, không lạ khi tủ xôi của chị Trang tuy mới mở những mỗi sáng bán ra đến 17kg.

Gia Lai là vùng đất của người dân tứ xứ. Từ nhiều vùng miền khác nhau, cư dân nơi khác đến Gia Lai lập nghiệp và mang theo đặc trưng thức món vùng miền, làm nên sự đa dạng của phong vị ẩm thực nơi xứ sở cao nguyên. Trong số này có ẩm thực Huế.

Nhắc đến món cơm hến chuẩn vị Huế, nhiều người sẽ giới thiệu ngay quán Nhỏ Hoàng (66 Thống Nhất, TP. Pleiku), do chị Hoàng Thị Hương làm chủ. Chị Hương (thường được gọi là Nhỏ Hoàng) từ Huế vào Gia Lai lập nghiệp từ năm 2013.

4a79e575d960613e3871-583-9759.jpg

Chồng chị là thợ kim hoàn, bản thân chị từng thử bán nhiều món ngon của quê hương song cuối cùng “để thương để nhớ” với món cơm hến. Đây từng là món ăn hết sức bình dân của người nghèo đất Thần kinh, biến tấu từ cơm nguội kèm một số nguyên liệu lúc nào cũng sẵn có là rau thơm và hến. Dần dà, cơm hến trở thành “sứ giả văn hóa”, thành “đặc sản” mang phong vị quê hương.

Như bao người con gái Huế, chị Nhỏ Hoàng rất khéo léo trong nấu nướng. Tất cả các món tại quán đều do chị chế biến, từ cơm hến, bún hến, mì hến đến bánh nậm, bột lọc lá, bánh ít ram.

Riêng món cơm hến, phần kỳ công nhất trong khâu chuẩn bị chính là… rau. Rau ăn kèm cơm hến đúng chất Huế gồm sợi bạc hà bào mỏng, rau má, bắp chuối, rau thơm xắt rối. Rau thơm của món này giống rau húng đứng nhưng mang hương vị rất đặc trưng mà không đâu có, “mang vô đây trồng cũng không có được mùi vị như vầy mô”-chị Nhỏ Hoàng khẳng định.

Mỗi tuần 3 lần, mẹ chị từ Huế đều đặn gửi rau thơm và các loại nguyên liệu vào, từ hến đến ớt xanh Huế, ớt bột, mắm ruốc, nước mắm… Tô cơm hến của chị vì thế chuẩn vị từ đầu tới cuối.

Khâu bày biện cũng rất được coi trọng. Rau được cho vào tô trước, sau đó đến cơm (hoặc bún, mì), tiếp nữa thêm hến, đậu phộng chiên, da heo chiên giòn, cuối cùng không thể thiếu chút mắm ruốc, nước mắm, ớt bột và xoài xanh xắt sợi thay cho khế chua để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây. Thức món dân dã là vậy nhưng quán đã trở thành “điểm hẹn” của người yêu ẩm thực xứ Huế suốt 6 năm qua.

Trong khi đó, nói về ẩm thực bình dân miền Tây Nam Bộ, ngoài các món mắm kho, lẩu cá linh bông điên điển, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến “đặc sản” chuột đồng. Hiện món ăn đặc trưng này đã được đưa vào thực đơn của quán Nhà Tôi (439 Ngô Quyền, TP. Pleiku).

66a10c419150290e7041-6610-8606.jpg

Anh Phạm Hữu Hải Dương-chủ quán-là người sinh ra, lớn lên ở tỉnh Đồng Tháp. Sau khi bố vợ anh là ông Quỳnh Hội qua đời, anh và vợ tiếp quản việc kinh doanh quán của gia đình.

Thương nhớ hương vị đồng quê và mong muốn quảng bá ẩm thực miền Tây, anh nhờ gia đình mua chuột đồng từ huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) gửi lên Pleiku để làm phong phú thêm thực đơn của quán.

Anh Dương cho hay, chuột đồng có quanh năm nên nguồn cung thường xuyên. Thịt chúng rất béo, rất ngon do chỉ ăn lúa. Tại quán hiện có 3 món hấp dẫn chế biến từ chuột đồng gồm nướng, chiên sả ớt và xào kiệu, trong đó món chuột nướng được ưa chuộng nhất.

Trong 6 tháng qua, anh Dương đã khá thành công khi giới thiệu các món này đến thực khách. Với nhiều người, việc ngồi ở một không gian mà xung quanh là đồng lúa, nghe hương lúa, thưởng thức vị thơm ngọt của thịt chuột đồng quả là một trải nghiệm “độc lạ”.

32afe28cd79d6fc3368c-5911-9121.jpg

Thật thú vị khi được thưởng thức vị quê giữa phố, trong mênh mang ký ức về vùng miền, quê xứ.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

Thiêng liêng ngày Giỗ Tổ

Thiêng liêng ngày Giỗ Tổ

(GLO)- Dẫu xa ở đất Tổ nhưng người dân Gia Lai luôn khắc ghi và tự hào về nguồn cội. Ngày Giỗ Tổ hàng năm cũng là dịp để mọi người thành kính tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng theo những cách riêng.

Người vẽ chân dung Bác Hồ trên đá

Người vẽ chân dung Bác Hồ trên đá

(GLO)- Với tài vẽ tranh trên đá, anh Dương Đức Hòa-Giáo viên Mỹ thuật Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Kon Chiêng (huyện Mang Yang) đã khắc họa thành công chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chất liệu tưởng chừng không có gì ngoài vẻ khô cứng.

Khôi phục lệ cúng cá ở An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Lệ cúng cá ở An Khê

(GLO)- Trong lễ cúng Quý Xuân (17-2 âm lịch) vừa qua, Ban Nghi lễ miếu An Xuyên (phường Tây Sơn, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã khôi phục lệ cúng cá. Những con cá tươi ngon được ngư dân đánh bắt ở sông Ba dâng cúng tỏ lòng biết ơn các vị thần linh, tiền nhân.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

(GLO)- Rời làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), ông Vũ Văn Chiến mang theo nghề nặn tò he của quê cha đất tổ vào thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) lập nghiệp. Hơn 30 năm qua, ông vẫn tận tụy đưa tò he đến với nhiều người trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

40 năm qua, bà Huỳnh Thị Tỉnh (tổ 2, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) vẫn sử dụng lò tráng mì Quảng thủ công giúp sợi mì dai, thơm ngon. Ảnh: V.C

Giữ hương vị mì Quảng truyền thống trên quê hương thứ 2

(GLO)- Với 40 năm gắn bó với nghề làm mì Quảng, gia đình bà Huỳnh Thị Tỉnh (tổ 2, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) vẫn sử dụng lò tráng mì thủ công. Với bà, đây là cách gìn giữ nét văn hóa truyền thống từ ông bà để lại, đảm bảo sợi mì dai, thơm ngon và lưu được hương thơm lúa mới.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.