Món quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời lúa gạo khan hiếm, nồi cơm của nhiều nhà thường độn đến một nửa. Dù có luân phiên khoai lang, khoai mì, đậu, bắp nhưng ăn mãi cũng ngán. Từ nguồn hoa màu làm được, người dân quê tôi tìm cách chế biến ra nhiều món có thể thay cơm bữa sớm, bữa tối trong ngày. Phổ biến nhất là món bột nhứt khuấy.
Bột nhứt là tinh bột được “chiết xuất” từ củ mì tươi, có giá trị nhất trong các loại bột mì như bột mì khô, bột nhì. Ngày xưa, người nông dân làm ra nó bằng cách mài rồi chà, lọc. Sau mùa thu hoạch mì, nhà nào cũng trữ vài lu hay vại bột nhứt. Hết gạo, chỉ cần xắn một miếng, khuấy chín ăn trừ bữa.
Việc khuấy bột không khó nhưng nếu không tập trung thì rất dễ bị sống. Tùy vào ý thích ăn loãng hay đặc mà cho lượng nước phù hợp, đánh tan bột, đổ vào chảo, dùng đôi đũa cái quậy liên tục, đều đặn đến khi nào chín thì nhấc khỏi bếp. Nếu khuấy không khéo, bột bị vón lại như viên cuội trắng, ngoài chín nhưng trong sống nhăn, ăn không được. 
Vì thế, con gái nơi khác về làm dâu làng tôi trước hết phải tập khuấy bột, rồi “học ăn” bột nữa! Có những chuyện dở khóc dở cười khi ăn: cô con dâu mới lần đầu cầm đũa dích bột lóng ngóng, bột văng vào mặt, cả nhà được một trận cười. Hay như bột mới chín, bên ngoài hơi nguội nhưng bên trong rất nóng, cho vào miệng là rộp cả lưỡi, vội nuốt cho trôi nhưng chạy đến đâu cứ tưởng ruột phồng đến đó, nước mắt nước mũi túa ra ròng ròng!
Ảnh minh họa : Internet
Ảnh minh họa : Internet
Miếng bột cháy ăn rất ngon, lúc còn trên bếp nóng hôi hổi, giòn rụm, bọn trẻ con rất thích. Để có nó thì phải dùng bếp củi, chảo gang, phi hành rồi khuấy cho đến khi thấy có tấm cháy là lật mặt đó lên, gỡ ra. Muốn ăn nữa thì đợi có lớp cháy mới. Cứ như thế một lúc hết nhẵn cả chảo bột!
Bột nhứt không kén nước chấm, xì dầu hay mắm cái đều được. Nhưng ngon nhất vẫn là nước mắm nhỉ dằm cá rô đồng nướng. Ăn mắm nhỉ không cần nhiều gia vị, thêm tỏi, bột ngọt hoặc đường thì sẽ làm mất mùi vị đặc trưng của nước mắm. Càng không nên cho ớt xanh vào vì sẽ làm cho nước mắm mất màu. Chỉ cần xắt một ít ớt bay chín đỏ bỏ vào là ngon nhất. Cá rô đồng thì phải nướng bếp than, phải đang nóng thì mới thơm ngon, dằm vào nước mắm nghe xèo xèo, kẹp với bột nhứt ăn đến mức đứng dậy không nổi!
Bột nhứt có tính mát, lại dễ khuấy, dễ ăn nên được dùng thường xuyên và rộng khắp ở làng quê. Người mẹ sau sinh ăn vào để có sữa cho em bé. Bọn trẻ nhờ thế mà lớn lên. Ngày nay, bột nhứt khuấy chấm mắm nhỉ dằm cá rô đồng trở thành đặc sản của quê tôi. Ngoài việc khuấy, bột nhứt còn chế biến rất nhiều món ngon khác, góp phần làm nên văn hóa ẩm thực Việt Nam.
 PHAN VĂN THIÊN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.