Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc. Ảnh: The New York Times |
"Hãy cho tôi bằng chứng cho thấy Nga sẵn sàng chung sống hòa bình với Ukraine. Tín hiệu đầu tiên phải là (Kiev) giải phóng hoàn toàn các phần lãnh thổ Ukraine. Hãy để Nga cho chúng tôi thấy cử chỉ thiện chí và rút lực lượng vũ trang của họ ra khỏi lãnh thổ Ukraine" - ông nhấn mạnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói tiếp: "Sau đó, chúng tôi mới tin rằng nhà đàm phán này (Trung Quốc) có sức ảnh hưởng đối với Nga. Nếu không, vì lý do gì mà chúng tôi lại phải ngồi xuống và lãng phí thời gian?".
Tuyên bố của Bộ trưởng Reznikov được đưa ra vài ngày sau khi đặc phái viên Trung Quốc Lý Huy (Li Hui) kết thúc chuyến thăm tới Ukraine, Nga và các nước châu Âu khác để tìm tiếng nói chung nhằm chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.
Ông Lý Huy cho biết Bắc Kinh có những nỗ lực cụ thể để đạt được giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Vị này khẳng định Trung Quốc tuân thủ lập trường khách quan và công bằng về vấn đề Ukraine, đồng thời ủng hộ hòa bình và thúc đẩy đàm phán.
Theo báo Straits Times, ông Lý Huy nhấn mạnh sự toàn vẹn lãnh thổ của tất cả quốc gia, nhưng lại im lặng trước câu hỏi liệu Trung Quốc có thúc giục Nga trả lại bán đảo Crimea và một số khu vực ở miền đông Ukraine cho Kiev hay không.
Một năm chiến sự Nga – Ukraine diễn ra, Trung Quốc công bố kế hoạch hòa bình 12 điểm để giải quyết xung đột. Theo Bloomberg, bản kế hoạch của Trung Quốc bao gồm các điểm: Tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia; Từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh; Chấm dứt chiến sự; Nối lại các cuộc đàm phán hòa bình; Giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo; Bảo vệ người dân và các tù binh chiến tranh; Giữ an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân; Giảm các rủi ro chiến lược; Tạo thuận lợi cho xuất khẩu ngũ cốc; Chấm dứt các biện pháp trừng phạt đơn phương và Thúc đẩy tái thiết sau xung đột.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Washington Post đầu tháng 5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden sẵn sàng chấp nhận vai trò trung gian hòa giải của Trung Quốc nếu Bắc Kinh ủng hộ một nền hòa bình "công bằng và lâu dài". Ông Blinken cũng nói kế hoạch hòa bình 12 điểm của Trung Quốc có một số điểm "tích cực".
Trước sự leo thang xung đột và nguy cơ tiềm tàng, nhiều tổ chức quốc tế và một số nước như Trung Quốc, Brazil, Cuba, Indonesia…nỗ lực đưa ra sáng kiến nhằm sớm giải quyết cuộc xung đột Nga- Ucraine. Trong số đó, có giải pháp với điều kiện khả dĩ trở thành hiện thực nhưng cũng có điều kiện không đáp ứng yêu cầu của cả Nga và Ucraine.