Ngoài khôi phục chủ quyền lãnh thổ, Ucraine yêu cầu kế hoạch hòa bình có khu phi quân sự

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Guardian đưa tin, Cố vấn của Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak mới đây cho biết, kế hoạch hòa bình được coi là có thể chấp nhận được với Kiev khi không chỉ khôi phục chủ quyền lãnh thổ mà còn bao gồm thỏa thuận một khu phi quân sự dài 100-200km giữa biên giới Ukraine và Nga.
Pháo binh Ucraine trong một trận chiến. Ảnh: AFP ảnh 1

Pháo binh Ucraine trong một trận chiến. Ảnh: AFP

"Chủ đề chính của các thỏa thuận dàn xếp hậu xung đột là thiết lập các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn các hành động tấn công trong tương lai. Để đảm bảo an ninh thực sự cho cư dân của các vùng Kharkov, Chernihiv, Sumy, Zaporizhia, Lugansk và Donetsk, bảo vệ họ khỏi nguy cơ bị pháo kích, cần phải thiết lập một khu phi quân sự 100-120 km trên lãnh thổ Belgorod, Bryansk, Kursk, Rostov (Nga). Khu vực này ban đầu có thể do lực lượng quốc tế giám sát", ông Podolyak nêu điều kiện.

Đây không phải lần đầu tiên giới chức Ukraine đưa ra ý tưởng về việc lập một vùng phi quân sự ở biên giới với Nga. Giám đốc Tình báo Quốc phòng Ukraine Kirill Budanov cũng từng đề xuất thiết lập một vùng phi quân sự kéo dài 100km giữa hai nước.

"Câu hỏi chấm dứt xung đột có thể bao gồm việc thiết lập một vùng phi quân sự. Đó là mục tiêu của chúng tôi. Đây sẽ là một khu vực không thể bị tấn công bằng các phương tiện thông thường. Theo tôi, 100km là khoảng cách hợp lý", ông Budanov nói.

Trong khi đó, hồi tháng 3, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết, Moscow muốn tạo vùng đệm phi quân sự bên trong Ukraine, quanh các khu vực nước này đã sáp nhập. Khu vực này cấm sử dụng các loại vũ khí tầm ngắn và tầm trung, nghĩa là từ 70-100km.

Bất chấp nỗ lực hòa giải của cộng đồng quốc tế, triển vọng hòa đàm giữa Moscow và Kiev vẫn mờ mịt khi hai bên đưa ra những điều kiện của riêng mình.

Ukraine nhiều lần tuyên bố, bất cứ kế hoạch hòa giải nào phải bao gồm việc khôi phục toàn bộ chủ quyền lãnh thổ cho Ukraine theo đường biên giới được quốc tế công nhận năm 1991. Trong khi đó phía Nga cho rằng, họ không thấy triển vọng chấm dứt xung đột khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra luật cấm đàm phán với chính quyền Tổng thống Vladimir Putin, điều kiến Moscow không còn lựa chọn nào ngoài biện pháp quân sự.

Trong một diễn biến liên quan, phát biểu trực tuyến vào đêm 29/5, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết quyết định về thời điểm phản công của Ukraine đã được đưa ra.

“Như thường lệ, tổng tư lệnh và những người chỉ huy các hướng tác chiến báo cáo với ban tham mưu", ông Zelensky nói, "Không chỉ việc cung cấp đạn dược, không chỉ huấn luyện các lữ đoàn mới, không chỉ chiến thuật của chúng tôi, mà còn cả thời điểm. Thời điểm là điều quan trọng nhất. Thời điểm quyết định cách chúng ta tiến lên phía trước. Chúng ta sẽ làm được".

“Các quyết định đã được đưa ra”, nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm. Nhưng ông không cung cấp thông tin chi tiết thời điểm bắt đầu cuộc phản công.

Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện 8 phút, thế giới bất ngờ với sự có mặt của Tư lệnh Hạm đội biển Đen

Xuất hiện 8 phút, thế giới bất ngờ với sự có mặt của Tư lệnh Hạm đội biển Đen

(GLO)-Khác với nguồn tin từ Kiev, hôm 26/9, tại cuộc họp giữa Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu với các đô đốc và tư lệnh quân đội hàng đầu của Nga được phát trực tiếp trên sóng truyền hình, chỉ huy Hạm đội biển Đen Viktor Sokolov đã xuất hiện và tham gia cuộc họp.
Quý “chết chóc nhất” và nguy cơ EU tan rã vì người di cư

Quý “chết chóc nhất” và nguy cơ EU tan rã vì người di cư

(GLO)-Cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu nghiêm trọng tới mức Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borell mới đây cảnh báo: Vấn đề người di cư có thể "làm tan rã EU" do sự khác biệt sâu sắc về văn hóa giữa các nước châu Âu và việc họ không thể đạt được chính sách chung trong thời gian dài.
Nga tạm dừng các vụ thử hạt nhân

Nga tạm dừng các vụ thử hạt nhân

(GLO)-"Nga đã tuyên bố tự nguyện tạm dừng các vụ thử hạt nhân vào đầu những năm 1990 và đã cam kết thực hiện điều này kể từ thời điểm đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện những cam kết này nếu các quốc gia hạt nhân khác hành xử tương tự",Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin nói hôm 22/9, đề cập đến Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện.
Philippines sẽ khởi kiện Trung Quốc

Philippines sẽ khởi kiện Trung Quốc

Philippines sẽ đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) liên quan các cáo buộc cho rằng các hoạt động của Bắc Kinh đã phá hoại môi trường ở biển Tây Philippines (cách Philippines gọi phần phía đông của Biển Đông).
Lực lượng Công an tuyên truyền pháp luật, tặng quà đồng bào nghèo huyện Phú Thiện

Lực lượng Công an tuyên truyền pháp luật, tặng quà đồng bào nghèo huyện Phú Thiện

(GLO)- Đội văn nghệ xung kích Công an tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Công an xã Chư A Thai, Công an huyện Phú Thiện tổ chức chương trình biểu diễn văn nghệ, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tặng quà đồng bào có hoàn cảnh khó khăn và phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chương trình thu hút trên 400 lượt người dân tham dự.
Giữa lúc xung đột cao trào, Kiev cách chức gần như toàn bộ thứ trưởng quốc phòng

Giữa lúc xung đột cao trào, Kiev cách chức gần như toàn bộ thứ trưởng quốc phòng

(GLO)-Ukrainska Pravda ngày 18/9 đưa tin, chính phủ Ukraine cho biết một loạt thứ trưởng quốc phòng nước này bị cách chức. Chỉ có thứ trưởng thứ nhất Alexander Pavliuk giữ nguyên chức vụ. Các thứ trưởng bị cách chức không có ai phản đối quyết định trên. Họ cũng không được đề nghị bổ nhiệm lại.