Từ vụ 9 người bị kẹt thang máy ở TP.HCM: Cần làm gì khi gặp sự cố?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
'Nếu không may gặp sự cố trong thang máy cần phải làm gì' là thắc mắc của không ít người sau sự việc công an cứu 9 người bị mắc kẹt thang máy ở TP.HCM.

Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC & CNCH) Công an Q.5 (TP.HCM) vừa giải cứu thành công 9 người trong sự cố kẹt thang máy xảy ra tại một nhà hàng trên đường Nguyễn Tri Phương (P.9). Liên quan đến sự việc này, nhiều người đặt câu hỏi cần làm gì nếu không may bị kẹt thang máy?

Chia sẻ với Thanh Niên, anh Nguyễn Văn Nam, Công ty cổ phần thang máy Hightech Việt Nam cho biết, nếu không may bị mắc kẹt trong thang máy, mọi người cần bình tĩnh nhìn nhận vụ việc, không nên hoảng loạn.

Lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường xử lý vụ kẹt thang máy ở Q.5, TP.HCM. Ảnh CTV

Lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường xử lý vụ kẹt thang máy ở Q.5, TP.HCM. Ảnh CTV

Trong thang máy có hệ thống thông hơi và thoát gió có thể không gây quá nóng, ngạt thở với người đứng ở trong. Ngoài ra, trong thang máy cũng có những nút bấm báo sự cố bên ngoài, mọi người nên bấm nút đó khi bị mắc kẹt. Các đơn vị bảo trì sẽ lắp đặt cách hướng dẫn sử dụng, trong đó có số điện thoại hotline. Người dân khi bấm gọi sẽ có nhân viên đến hỗ trợ.

Ngoài ra, mọi người có thể liên lạc với nhân viên tòa nhà đến giúp đỡ hoặc trực tiếp liên lạc với lực lượng cảnh sát PCCC & CNCH qua số 114.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thang bị kẹt như lỗi phần mềm của hệ điều khiển, thang máy bị chập điện. Ảnh DƯƠNG LAN

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thang bị kẹt như lỗi phần mềm của hệ điều khiển, thang máy bị chập điện. Ảnh DƯƠNG LAN

Trong trường hợp thang máy bị mất điện vẫn có bộ lưu điện để dùng báo cứu hộ và đưa thang về tầng gần nhất. Bên cạnh đó, mọi người có thể tạo ra tiếng động để nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài.

"Mọi người không nên cố mở cửa thang máy vì không biết vị trí thang máy đang mắc kẹt. Nếu bị mắc kẹt ở giữa hai tầng, khi cố mở cửa có thể gây cong, vênh khiến việc giải cứu bên ngoài càng khó hơn. Nếu cố mở cửa có thể thang máy đột ngột hoạt động lại sẽ rất nguy hiểm. Ngoài ra, bức tường và cửa thang máy cách nhau khoảng 15 - 20 cm nên khi mở cửa trẻ nhỏ có thể bị tuột xuống đó", anh Nam nói.

Trong thang máy có phần hướng dẫn sử dụng và số điện thoại liên lạc khi gặp sự cố.Ảnh DƯƠNG LAN

Trong thang máy có phần hướng dẫn sử dụng và số điện thoại liên lạc khi gặp sự cố.Ảnh DƯƠNG LAN

Dấu hiệu để mọi người biết bị mắc kẹt trong thang máy là cửa không mở sau một thời gian di chuyển và không đến số tầng mà người dùng muốn đến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thang bị kẹt như lỗi phần mềm của hệ điều khiển, thang máy bị chập điện… Bên cạnh đó, những vật thể lạ rơi xuống phần rãnh cửa cũng là nguyên nhân khiến thang máy bị kẹt.

Kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy cũng được dán ở một hệ thống thang máy. Ảnh DƯƠNG LAN

Kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy cũng được dán ở một hệ thống thang máy. Ảnh DƯƠNG LAN

"Một số thang máy lớn ở các tòa chung cư còn thiết kế thêm cửa thoát hiểm ở trên trần. Mọi người có thể di chuyển lên và gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài nhưng cách tốt nhất vẫn là gọi điện nhờ nhân viên hỗ trợ theo số điện thoại ở bảng hướng dẫn dán ở phía trong", anh Nam cho hay.

Khi gặp sự cố mắc kẹt trong thang máy, bạn cần thực hiện các bước sau:

1. Giữ bình tĩnh: Bình tĩnh là yếu tố quan trọng nhất để xử lý tình huống một cách hiệu quả.

2. Sử dụng nút báo sự cố: Thang máy được trang bị các nút báo sự cố. Hãy bấm nút này để thông báo cho nhân viên bảo trì hoặc nhân viên tòa nhà. Bạn cũng có thể gọi số 114 để liên lạc với cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

3. Không cố gắng mở cửa thang máy: Việc cố mở cửa có thể nguy hiểm nếu thang máy mắc kẹt giữa hai tầng. Điều này có thể làm cong, vênh cửa và gây khó khăn cho việc giải cứu, đồng thời thang máy có thể đột ngột hoạt động lại, gây nguy hiểm.

4. Tạo tiếng động: Nếu không thể liên lạc bằng điện thoại, hãy tạo tiếng động để thu hút sự chú ý của người bên ngoài.

5. Chờ đợi sự trợ giúp: Thang máy hiện đại có hệ thống lưu điện để đưa thang về tầng gần nhất trong trường hợp mất điện. Hãy kiên nhẫn chờ đợi sự trợ giúp từ nhân viên kỹ thuật hoặc lực lượng cứu hộ.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.