Từ 1-7-2025, sẽ có thêm nhiều người lao động được hưởng lương hưu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thông qua việc giảm điều kiện về số năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 sẽ tạo điều kiện cho nhiều lao động được hưởng lương hưu hằng tháng.

Đây là dự báo tác động của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đối với lương hưu sau khi đưa vào thực hiện vừa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra (LĐ-TB-XH).

Theo Bộ LĐTB-XH, Luật BHXH 2024 được ban hành nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 28-NQ/T.Ư về cải cách chính sách BHXH, để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.

Việc giảm điều kiện về số năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm sẽ tạo điều kiện cho nhiều lao động được hưởng lương hưu hằng tháng.
Việc giảm điều kiện về số năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm sẽ tạo điều kiện cho nhiều lao động được hưởng lương hưu hằng tháng.

Khi thực hiện Luật BHXH 2024, Bộ LĐ-TB-XH dự báo sẽ có nhiều người lao động hơn được tham gia và thụ hưởng đầy đủ các chế độ BHXH bắt buộc như: chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; người lao động làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất.

Đáng chú ý, sẽ có nhiều người lao động hơn được hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp hằng tháng, có nguồn thu nhập ổn định, được bảo đảm bảo hiểm y tế (BHYT) khi đến tuổi nghỉ hưu.

Điều này có được thông qua việc giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm. Đối với người lao động có thời gian đóng BHXH dài hơn, thì vẫn được hưởng lương hưu với tỉ lệ hưởng lương hưu cao hơn không thay đổi so với quy định hiện hành.

Ông Nguyễn Duy Cường, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB-XH), cho biết ngoài điều chỉnh lương hưu theo nguyên tắc chung, những người có mức lương hưu thấp và những người nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu thỏa đáng, nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu.

Công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi mà không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng, thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi mà không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng, thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Tới đây, trong thực hiện quy định mới của Luật BHXH, Bộ LĐ-TB-XH sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ, đề xuất các phương án cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp, vừa đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc quy định của luật, đó là điều chỉnh lương hưu thỏa đáng cho người lương hưu thấp, người nghỉ hưu trước năm 1995.

Cùng với việc thêm nhiều người có lương hưu, nhờ bổ sung chính sách trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng, giúp nhiều người cao tuổi hơn được hưởng trợ cấp BHXH, được bảo đảm BHXH.

Công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi mà không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng, thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đáp ứng đủ điều kiện thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì bổ sung chế độ trợ cấp hằng tháng.

Bộ LĐ-TB-XH đánh giá, Luật BHXH năm 2024 sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức có điều kiện thuận lợi tham gia trong lĩnh vực BHXH, nhất là trong việc tham gia đóng góp và thụ hưởng các chế độ, chính sách về BHXH, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Theo Hồng Đào (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.