Truyền thông kỹ thuật nuôi sâu canxi và trùn quế cho hội viên nông dân Ayun Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội Nông dân tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Hội Nông dân thị xã Ayun Pa hội thảo về kỹ thuật nuôi sâu canxi và trùn quế cho 70 hội viên nông dân phường Đoàn Kết (thị xã Ayun Pa).
Quang ảnh hội thảo: Ảnh: Vũ Chi

Quang ảnh hội thảo: Ảnh: Vũ Chi

Hội thảo nằm trong Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Tại tỉnh Gia Lai, Dự án được triển khai tại 3 địa phương gồm: thị xã Ayun Pa, huyện Phú Thiện và huyện Chư Păh.

Tại hội thảo, giảng viên nguồn TOT của dự án đã phổ biến đến các học viên phương pháp phân loại, xử lý rác thải hữu cơ; lợi ích của việc nuôi trùn quế, nuôi sâu canxi; quy trình các bước nuôi. Các học viên cùng nhau trao đổi, giải đáp thắc mắc, những khó khăn thường gặp khi nuôi sâu canxi, trùn quế.

Thức ăn của sâu canxi là phụ phẩm rau, củ, quả, còn thức ăn của trùn quế là chất thải của động vật. Khi trưởng thành, sâu canxi, trùn quế là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho các loại vật nuôi như gà, vịt, heo, bò, tôm, cá, lươn, ếch…giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, có sức đề kháng và tạo ra nguồn thực phẩm sạch, giảm được chi phí thức ăn đầu vào. Phân trùn quế, sâu canxi còn là nguồn phân hữu cơ thiên nhiên, tốt cho các loại cây trồng, tăng khả năng cải tạo đất. Vì vậy, mô hình nuôi sâu canxi, trùn quế góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường.

Hội viên nông dân trực tiếp chia sẻ về cách thức nuôi sâu canxi. Ảnh: Vũ Chi

Hội viên nông dân trực tiếp chia sẻ về cách thức nuôi sâu canxi. Ảnh: Vũ Chi

Trong 3 ngày (8, 9 và 11-1), Hội Nông dân tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Nông dân thị xã Ayun Pa tổ chức 3 buổi hội thảo truyền thông tuyên truyền kỹ thuật nuôi sâu canxi và trùn quế cho 210 hội viên nông dân các phường Hòa Bình, Đoàn Kết và Sông Bờ.

Có thể bạn quan tâm

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

null