Trung Quốc điều chiến đấu cơ khi tàu sân bay Mỹ vào biển Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cùng ngày nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt tiến vào biển Đông từ phía Nam đảo Đài Loan, ngày 23-1, Trung Quốc cũng điều 13 chiến đấu cơ tới khu vực này.
 

 

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt tiến vào biển Đông để tiến hành các hoạt động thường xuyên, theo tuyên bố của Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ.

Tổ chức Sáng kiến điều tra tình hình chiến lược biển Đông (trụ sở tại thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc) dẫn hình ảnh vệ tinh thương mại cho biết nhóm tàu sân bay Mỹ tiến vào biển Đông qua kênh Bashi, phía Nam đảo Đài Loan.

Đây là lần đầu tiên một tàu sân bay Mỹ hiện diện ở biển Đông kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày 20-1. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực chưa bao giờ dừng lại và đây là hành động mang tính tiếp nối.

 

 Chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở biển Đông ngày 23-1. Ảnh: Hải quân Mỹ
Chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở biển Đông ngày 23-1. Ảnh: Hải quân Mỹ


Bộ Ngoại giao Trung Quốc mô tả các cuộc tập trận thường xuyên của Mỹ là "phô trương sức mạnh, không có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực".

Động thái của Mỹ diễn ra vài ngày sau khi Washington khẳng định "cam kết vững chắc" đối với Đài Loan. Đây là những bình luận đầu tiên của chính quyền ông Biden về hòn đảo này.

Cùng ngày Mỹ đưa tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tới biển Đông, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã phái tổng cộng 13 chiến đấu cơ, bao gồm 1 máy bay tác chiến chống tàu ngầm Y-8, 8 máy bay ném bom H-6K và 4 chiến đấu cơ J-16 đến Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) phía Tây Nam đảo Đài Loan. H-6K có khả năng mang tên lửa chống hạm để thực hiện một đợt tấn công vào tàu sân bay.

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin tàu ​​khu trục tên lửa dẫn đường Thâm Quyến, Vũ Hán và tàu khu trục tên lửa dẫn đường Hành Dương gần đây cũng tiến hành một loạt cuộc tập trận theo hướng chiến đấu ở biển Đông.

Theo Phạm Nghĩa (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.