Cụ thể, theo số liệu từ Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán (VSD), trong tháng 5-2024, số lượng tài khoản nhà đầu tư chứng khoán tăng 4,3% lên khu vực 1.280 điểm. Tính chung từ đầu năm đến nay, thị trường đã tích lũy 11,7%-gần tương đương mức tăng của cả năm 2023.
Số lượng tài khoản nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nguồn: VSD |
Theo đó, tài khoản nhà đầu tư chứng khoán vào cuối tháng 5 đạt gần 7,94 triệu (riêng số lượng nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm 7,87 triệu tài khoản). Trung bình mỗi ngày, chứng khoán ghi nhận khoảng 4.265 tài khoản cá nhân và tổ chức mới gia nhập.
Nhiều người tham gia thị trường chứng khoán hơn giúp thanh khoản sàn HoSE duy trì mức cao. Tổng giá trị giao dịch mỗi phiên từ tháng 3 đến nay đa phần duy trì trên 20.000 tỉ đồng, có lúc vượt 40.000 tỉ.
Ảnh chụp một phần bảng giá cổ phiếu sàn HOSE ngày 27-10-2023 của Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) |
Năm nay, chứng khoán được nhiều bên phân tích đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn khi nền kinh tế chung đang phục hồi, lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện. Đa số đều chung quan điểm rằng nếu đầu tư với chu kỳ ít nhất 2-3 năm, cổ phiếu có nhiều dư địa để mang lại hiệu quả đầu tư tốt.
Trong trung hạn, nhóm phân tích Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS) cho rằng VN-Index (VNIndex là một chỉ số thị trường, thể hiện các biến động về giá của các mã cổ phiếu niêm yết trên sàn HoSE. Chỉ số này sẽ so sánh giá trị vốn hóa trên thị trường tại thời điểm hiện tại với giá trị vốn hóa thị trường tại ngày cơ sở) có thể duy trì tích lũy trong kênh rộng 1.180-1.200 điểm đến 1.300 điểm, mở rộng lên 1.320 điểm. Trong đó 1.200 điểm là vùng giá cao nhất năm 2018, còn 1.300-1.320 điểm là vùng giá cao nhất tháng 6 và tháng 8-2022. Điểm cân bằng của kênh tích lũy trung hạn là vùng 1.245-1.255 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất năm 2023.