Trồng nấm bào ngư an toàn thu lãi cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với thành công từ mô hình trồng nấm bào ngư, bà Huỳnh Thị Sương (54 tuổi, ở thôn 3, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn) đã thực hiện được ước muốn làm giàu từ các sản phẩm nông nghiệp an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm của địa phương.

Với thành công từ mô hình trồng nấm bào ngư, bà Huỳnh Thị Sương (54 tuổi, ở thôn 3, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn) đã thực hiện được ước muốn làm giàu từ các sản phẩm nông nghiệp an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm của địa phương.

Năm 2022, cùng với số vốn tự tích lũy, mượn từ người thân, bà Sương vay 80 triệu đồng của Ngân hàng CSXH huyện Tây Sơn xây dựng trại nấm  rộng hơn 250 m², nhập 13.000 bịch phôi nấm từ TX An Nhơn về khởi sự trồng nấm. Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, tích lũy kiến thức liên quan nghề trồng nấm, sau một số trục trặc, thành công đã đến với bà Sương. Hiện bà đã mở rộng quy mô trại nấm lên 500 m², chủ yếu sản xuất nấm bào ngư.

Bà Huỳnh Thị Sương có nguồn thu nhập ổn định nhờ mô hình trồng nấm bào ngư theo hướng sạch, an toàn. Ảnh: T.C

Bà Huỳnh Thị Sương có nguồn thu nhập ổn định nhờ mô hình trồng nấm bào ngư theo hướng sạch, an toàn. Ảnh: T.C

Nhờ thực hiện đảm bảo quy trình, nấm của bà trồng sạch vì không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích, nên được các khách hàng tại TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam ưa chuộng, mua với số lượng lớn. Bình quân mỗi tháng, bà thu hoạch 2 lần vào các ngày 14 -15 và ngày 30 - mùng 1 âm lịch, được khoảng 6 tạ nấm, lãi hơn 25 triệu đồng.

Ngoài ra, bà Sương còn tự nghiên cứu, tận dụng phế phẩm của nấm bào ngư (sau 10 lứa thu hoạch) để trồng nấm rơm, thuê 60 sào đất tại tỉnh Gia Lai để trồng dưa hấu, những hoạt động này mang lại lợi nhuận trên 80 triệu đồng/năm.

Bà Sương chia sẻ: “Thời gian tới, gia đình tôi sẽ tiếp tục vay thêm các nguồn vốn từ những chương trình vay ưu đãi để nhập thêm nhiều phôi nấm mối đen, linh chi, sò, hoàng kim… phát triển đa dạng các sản phẩm nấm mới; làm hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP nấm bào ngư, để nâng cao giá trị sản phẩm, từng bước đưa sản phẩm nấm tiếp cận thêm nhiều thị trường mới”.  

TRIỀU CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Tập trung hoàn thiện hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Hội

(BĐ) - Đây là yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng đối với chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Hòa Hội, tại thông báo ý kiến kết luận sau buổi họp nghe báo cáo tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hòa Hội.
null