Trồng mới 40.000 ha rừng trong giai đoạn 2021-2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 30-3, Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và thảo luận một số nội dung liên quan công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Trồng mới 40.000 ha rừng trong giai đoạn 2021-2025 ảnh 1

Quang cảnh cuộc họp Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh. Ảnh: Lê Nam

Báo cáo tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Văn Hoan cho biết: Năm 2022, công tác triển khai phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) được các đơn vị chủ rừng đã thực hiện đốt trước có điều khiển 933 ha, xây dựng 106,5 km đường ranh cản lửa, nhờ đó trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng; giao rừng 5.259 ha/6.851,4 ha (đạt 76,76%), giao cho 9 cộng đồng (với 1.393 hộ tham gia) và 211 hộ gia đình; trồng rừng được 8.252,7 ha (đạt 103,2% kế hoạch), chăm sóc rừng trồng 26.560 ha (đạt 100% kế hoạch), khai thác rừng trồng tập trung 1.432,5 ha; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 98,8 ha. Tổng vốn được huy động, phân bổ thực hiện chương trình là hơn 346,2 tỷ đồng (vốn ngân sách Nhà nước hơn 174 tỷ đồng; vốn khác gần 172,2 tỷ đồng). Thu tiền dịch vụ môi trường rừng hơn 180,3 tỷ đồng (đạt 163,98% kế hoạch), giải ngân tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2021 là 55,873 tỷ đồng và giải ngân tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2022 là là 94,07 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, từ ngày 11-12-2021 đến 10-12-2022, các ngành chức năng đã kiểm tra phát hiện, bắt giữ 329 vụ vi phạm, giảm 108 vụ, tương đương 24,71 % so với năm 2021. Tang vật, phương tiện vi phạm gồm: 449,4 m3 gỗ tròn, xẻ các loại (giảm 324 m3 tương ứng 41,89%), 277,7 ster củi, 11,9 kg động vật rừng và một số lâm sản khác; 54 xe ô tô, 57 xe công nông, xe độ chế, máy xúc, 129 xe máy và 29 máy cưa. Diện tích rừng bị phá là 44,2 ha. Đến nay, cơ quan chức năng đã xử lý 213 vụ/329 vụ; xử lý vi phạm hành chính 177 vụ; xử lý hình sự 37 vụ.

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh đã đề ra kế hoạch trong năm 2023, như: bảo vệ và phát triển diện tích rừng hiện có; nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,33%; tiếp tục thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, kiểm soát chặt chẽ các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng, đặc biệt là dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác; huy động các nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng; trồng rừng 8.000 ha, chăm sóc rừng hơn 26.290 ha; khoán bảo vệ rừng 145.000 ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hơn 510 ha; 100% chủ rừng là tổ chức xây dựng và được phê duyệt phương án Quản lý rừng bền vững; tiếp tục nâng cao nhận thức về PCCCR cho các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư…

Trồng mới 40.000 ha rừng trong giai đoạn 2021-2025 ảnh 2

Đồng chí Dương Mah Tiệp-Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh: Lê Nam

Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp-Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh đánh giá: Năm 2022, dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng và sự ủng hộ nhân dân trên địa bàn tỉnh, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, số vụ vi phạm lâm luật năm 2022 giảm 108 vụ, tương đương 24,71% so với năm 2021; trồng rừng được 8.252,7 ha, đạt 103,2% so với kế hoạch được giao; hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, góp phần tích cực vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế đó là tình hình vi phạm lâm luật vẫn còn xảy ra, công tác giao rừng cho hộ gia đình, cộng đồng để vừa tham gia bảo vệ phát triển rừng vừa cải thiện sinh kế chưa được các địa phương quan tâm đúng mức; diện tích rừng trồng mới tuy đạt kế hoạch về khối lượng nhưng chưa đảm bảo về chất lượng và chưa tạo ra được phong trào toàn dân tham gia trồng rừng để góp phần nâng cao đời sống, cải thiện môi trường xã hội…

Phó Chủ tịch UBND đề nghị cơ quan Thường trực, Văn phòng giúp việc Ban Chỉ đạo tổng hợp nhiệm vụ của các thành viên để bổ sung, xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo đảm bảo toàn diện; thành lập nhóm zalo để chuyển tải thông tin phục vụ cho quá trình chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ đạo được thông suốt và kịp thời. Đồng thời, Ban Chỉ đạo phải tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ vi phạm lâm; trồng mới 40.000 ha trong giai đoạn 2021-2025 và trồng mới 8.000 ha rừng trong năm 2023; xây dựng kế hoạch để phân công các thành viên Ban Chỉ đạo tham gia kiểm tra thực tế ở các địa phương về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là công tác trồng rừng từ nguồn ngân sách hỗ trợ trong các năm qua để từng bước nâng cao và gắn trách nhiệm của từng thành viên đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực khuyến nông

Cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực khuyến nông

(GLO)- Chiều 29-5, Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai tổ chức hội thảo về hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh trong 30 năm (1993-2023). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp dự và chỉ đạo tại hội thảo. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, một số doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu biểu trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Vốn vay ưu đãi giúp cựu chiến binh thoát nghèo

Vốn vay ưu đãi giúp cựu chiến binh thoát nghèo

(GLO)- Đến nay, các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) trong tỉnh Gia Lai đã xây dựng 607 tổ tiết kiệm và vay vốn ưu đãi, với 26.827 hội viên thuộc diện hộ nghèo vay hơn 1.129 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh, tăng hơn 2.000 hộ, hơn 100 tỷ đồng so với năm 2021.
Tập trung đôn đốc thu nợ thuế

Tập trung đôn đốc thu nợ thuế

(GLO)- Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, tính đến cuối tháng 4, tổng nợ thuế toàn ngành Thuế tỉnh Gia Lai là 535 tỷ đồng, giảm 25 tỷ đồng so với cuối năm 2022 và giảm 147 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Cảnh giác mất tiền trong tài khoản ngân hàng

Cảnh giác mất tiền trong tài khoản ngân hàng

Thời gian vừa qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ chiếm đoạt tài khoản ngân hàng bằng các thủ đoạn rất tinh vi. Tại địa bàn Lâm Đồng cũng có không ít vụ việc tiền của người dân để trong tài khoản ngân hàng bỗng “bốc hơi” không rõ nguyên nhân.
Hướng đến thương hiệu khoai lang Phú Thiện

Hướng đến thương hiệu khoai lang Phú Thiện

(GLO)- Hợp tác xã (HTX) Nông sản an toàn Phú Thiện đang nỗ lực quy hoạch vùng sản xuất khoai lang Nhật theo tiêu chuẩn VietGAP để xây dựng sản phẩm OCOP. Từ đó, HTX từng bước hình thành vùng nguyên liệu sản xuất an toàn, hướng đến xây dựng thương hiệu khoai lang Phú Thiện.

Tháo gỡ khó khăn để hợp tác xã phát triển

Tháo gỡ khó khăn để hợp tác xã phát triển

(GLO)- Sáng 30-5, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị gặp mặt các HTX thành viên năm 2023. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. Tại đây, đại diện các HTX đã nêu ra nhiều khó khăn, vướng mắc và đề nghị được nhanh chóng tháo gỡ, tạo điều kiện để các HTX hoạt động hiệu quả.

Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo hướng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu

Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo hướng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu

(GLO)-

Sáng 29-5, tại Nhà thi đấu huyện Ia Grai, Chi nhánh Công ty cổ phần Mascopex tại Gia Lai đã tổ chức sự kiện cộng đồng nhằm giới thiệu Dự án “Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo huớng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu của chi nhánh”.

“Cầu nối” phát triển nông nghiệp bền vững

“Cầu nối” phát triển nông nghiệp bền vững

(GLO)- Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) được thành lập theo Quyết định số 465/QĐ-UBND ngày 30-5-1994 của UBND tỉnh Gia Lai với nhiệm vụ làm “cầu nối” để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Trong 29 năm qua, Trung tâm luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp tỉnh nhà phát triển bền vững.

Bảng xếp hạng chỉ số DDCI Gia Lai năm 2022 nhóm các sở, ban, ngành

Bảo hiểm Xã hội tỉnh và thành phố Pleiku giữ ngôi đầu bảng xếp hạng DDCI 2022

(GLO)-Theo báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Gia Lai năm 2022, ở nhóm các sở, ban, ngành, Bảo hiểm Xã hội tỉnh tiếp tục giữ vị trí cao nhất (71,24 điểm); Sở Thông tin và Truyền thông xếp vị trí thứ 2 (71,05 điểm) và Sở Kế hoạch và Đầu tư giữ vị trí thứ 3 (70,79 điểm). Còn ở nhóm các địa phương, 3 vị trí đầu bảng lần lượt thuộc về thành phố Pleiku (70,36 điểm), thị xã An Khê (69,75 điểm) và huyện Đức Cơ (69,23 điểm).
Trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng: Nhiều triển vọng

Trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng: Nhiều triển vọng

(GLO)- Mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng của Công ty TNHH Minh Khánh Gia Lai (663 Quang Trung, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) và Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Núi Cờ (xã Ia Ka, huyện Chư Păh) bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở thêm một hướng thoát nghèo bền vững cho người dân trên địa bàn.