Trồng mía ở Lơ Ku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 1 năm chăm sóc, gần 90 ha mía của 7 nhóm cải thiện sinh kế (LEG) sản xuất mía ở xã Lơ Ku (huyện Kbang) được Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên hỗ trợ với tổng số tiền hơn 1,5 tỷ đồng đã được thu hoạch, đạt sản lượng cao.

Vai trò quan trọng của trưởng nhóm LEG

“Để 7 nhóm LEG sản xuất mía thành công như bây giờ, ngoài nỗ lực của các cán bộ dự án còn có sự đóng góp rất lớn của các trưởng nhóm. Họ có vai trò rất lớn từ việc đề xuất ý tưởng đến triển khai thực hiện, điều hành nhóm để đem lại kết quả cuối cùng”-anh Lý Kim Thành-Hướng dẫn viên cộng đồng (CF) xã Lơ Ku, cho biết.

 

Người dân xã Lơ Ku thu hoạch mía. Ảnh: H.T
Người dân xã Lơ Ku thu hoạch mía. Ảnh: H.T

Những ngày cuối tháng 3, chúng tôi về xã Lơ Ku đúng dịp các nhóm LEG trồng mía trên địa bàn đang tất bật bước vào vụ thu hoạch. Có mặt trên cánh đồng làng Krối, nhìn những đống mía được bà con xếp ngay ngắn, chúng tôi càng tin lời khẳng định của anh Thành. Ông Đinh Bới-Trưởng nhóm sản xuất mía làng Krối, cho biết: Nhóm sản xuất mía làng Krối gồm 17 thành viên là hộ nghèo. Tổng diện tích mía của nhóm là 16 ha, trồng giống K94. Dù đây mới là năm đầu tiên bà con Bahnar làng Krối chuyển đổi đất trồng mì, bắp, lúa rẫy, đậu xanh sang trồng mía nhưng nhờ được cán bộ dự án tận tình hướng dẫn kỹ thuật làm đất, chăm sóc nên toàn bộ diện tích mía đều phát triển tốt và cho sản lượng cao.

Theo đánh giá, 1 ha mía của các nhóm đạt từ 90 đến 120 tấn mía cây, chữ đường đạt cao. Trước đó, nhóm sản xuất mía làng Kbang (xã Lơ Ku) cũng đã thu hoạch. Ông Đinh Búi-Trưởng nhóm sản xuất mía làng Kbang, vui vẻ nói: “Nhờ trồng bằng giống mía K94 nên năng suất mía của nhóm đạt cao hơn so với mía của người Kinh trồng xung quanh. Bên cạnh đó, năng suất cao còn do mía trồng trên đất tốt, canh tác đúng kỹ thuật, lại gặp thời tiết thuận lợi và hơn hết là sự chịu khó của các thành viên trong nhóm. Dù lần đầu tham gia trồng mía nhưng nhờ chịu khó làm cỏ, bón phân kịp thời vụ nên năng suất mía của nhóm đạt cao”.

Đánh giá về vai trò của các trưởng nhóm LEG trồng mía, ông Hồ Xuân Dương-Chủ tịch UBND xã, kiêm Trưởng ban Phát triển xã Lơ Ku, cho biết: “Để 7 nhóm sản xuất mía thành công như hôm nay, chúng tôi đánh giá rất cao vai trò của các trưởng nhóm LEG. Khi bà con ở các làng đề xuất ý tưởng, chúng tôi lo lắm bởi trước đó, bà con chưa trồng mía bao giờ. Nhưng nhờ sự hỗ trợ của Nhà máy Đường An Khê từ khâu làm đất, giống, rồi sự hỗ trợ, hướng dẫn của các trưởng nhóm, bà con cùng làm theo, trồng đúng quy trình kỹ thuật. Do vậy, năng suất mía đạt cao hơn cả dự tính ban đầu”.

Hứa hẹn hiệu quả lâu dài

Ở những vụ sản xuất trước, hầu hết diện tích đất trồng mía của 7 nhóm đều dành để trồng bắp, mì, lúa rẫy, đậu xanh… Khi có dự án hỗ trợ về kỹ thuật, giống, phân bón, bà con Bahnar đã mạnh dạn thay đổi cách thức sản xuất, kết quả bước đầu mang lại khá cao. “Nếu trồng bắp, mì, lúa rẫy, đậu xanh thì chỉ thu khoảng 15 triệu đồng/ha. Khi chuyển sang trồng mía thì cho thu nhập cao gấp đôi. Đó là tính theo giá mía thấp như năm nay. Còn nếu giá cao như mấy năm trước thì thu nhập phải cao gấp 3-4 lần. Mà trồng mía 1 lần cho thu hoạch 3-4 năm mới phải trồng lại”-chị Đinh Thị Eng-thành viên nhóm sản xuất mía làng Krối, khẳng định.

Không chỉ với hộ chị Đinh Thị Eng mà hầu hết thành viên tham gia nhóm trồng mía ở xã Lơ Ku do Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên hỗ trợ đều thấy được hiệu quả kinh tế mang lại. Theo nhận định của chị Nguyễn Thị Diệu Quyên-cán bộ tư vấn sinh kế Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên huyện Kbang, khác với nhiều dự án, ở mỗi nhóm sinh kế do Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên hỗ trợ sẽ có 1 trưởng nhóm, 1 phó nhóm để giúp nhóm hoạt động linh hoạt và hiệu quả. Trưởng nhóm có uy tín sẽ là giúp bà con đoàn kết, tích cực học tập kinh nghiệm sản xuất. Khi dự án không còn hỗ trợ nữa, bà con vẫn biết cách làm, bố trí sản xuất hợp lý để mang lại hiệu quả.

Hà Tây

Có thể bạn quan tâm

Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).