Triệt xóa nhóm giăng bẫy 'việc nhẹ, lương cao' để mua bán người

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sau khi các nạn nhân sập bẫy 'việc nhẹ, lương cao,' nhóm đối tượng tổ chức đưa các nạn nhân đến cửa khẩu biên giới để bán vào các công ty lừa đảo với giá từ 20-30 triệu đồng/người.
Nhóm đối tượng bị bắt giữ. (Ảnh do công an cung cấp)

Nhóm đối tượng bị bắt giữ. (Ảnh do công an cung cấp)

Ngày 13/10, Công an tỉnh Bình Dương cho biết Phòng Cảnh sát Hình sự vừa triệt xóa nhóm đối tượng có hành vi mua bán người qua biên giới.

Các đối tượng bị bắt gồm: Nguyễn Như Ý (sinh năm 1997, quê An Giang); Lương Xuân Đại (sinh năm 1976, quê Yên Bái) và Nguyễn Quốc Vũ (sinh năm 1996, quê An Giang).

Theo Cơ quan Điều tra, các trinh sát Phòng Cảnh sát Hình sự phát hiện nhóm đối tượng này quảng cáo tìm người làm “việc nhẹ lương cao” để dụ dỗ người dân. Sau khi các nạn nhân “sập bẫy,” nhóm này tổ chức đưa các nạn nhân đến cửa khẩu biên giới để bán vào các công ty lừa đảo với giá từ 20-30 triệu đồng/người.

Nếu các nạn nhân thay đổi ý định không đi, các đối tượng sẽ bắt, giam giữ và cắt cử người canh gác. Trường hợp nạn nhân chống cự sẽ bị trói, đánh đập chờ đến ngày đưa sang nước ngoài.

Để có tiền tiêu xài và sử dụng ma túy, nhóm người này đã thực hiện nhiều vụ đột nhập trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một và nhiều hành vi phạm tội khác.

Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương đã trao thưởng cho 4 chiến sỹ thuộc Phòng Cảnh sát Hình sự có thành tích xuất sắc trong đấu tranh, bắt giữ nhóm đối tượng có hành vi mua bán người qua biên giới; bắt, giữ người trái pháp luật; cướp tài sản; tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.

Có thể bạn quan tâm

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

(GLO)- “Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi” là phong trào truyền thống của ngành cao su trong và ngoài tỉnh Gia Lai. Không chỉ dấy lên không khí thi đua sôi nổi, phong trào còn góp phần trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đào tạo đội ngũ công nhân vững lý thuyết, giỏi thực hành.

Các đảng viên, cán bộ, công chức xã Phú Cần sinh hoạt định kỳ hàng tuần việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Nam

Phú Cần áp dụng công nghệ số trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiệu quả, Đảng uỷ xã Phú Cần (huyện Krông Pa) đã áp dụng công nghệ thông qua phần mềm Kahoot (Phần mềm trắc nghiệm online miễn phí) và đã được đội ngũ cán bộ, công chức của xã đón nhận và hưởng ứng nhiệt tình.

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.