Triển vọng từ tiểu dự án nâng cấp thủy lợi Tân Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khởi công từ tháng 10-2016, đến nay, tiểu dự án nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn hệ thống thủy lợi Tân Sơn thuộc Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ cho sản xuất các tỉnh Tây Nguyên” đã hoàn thành và đưa vào sử dụng một số tuyến kênh mương. Hiện các đơn vị tiếp tục thi công các hạng mục còn lại theo kế hoạch, đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân.

   Một tuyến kênh mới vừa hoàn thành đưa vào sử dụng. Ảnh: N.D
Một tuyến kênh mới vừa hoàn thành đưa vào sử dụng. Ảnh: N.D
Ông Nguyễn Văn Nội-Chủ tịch UBND xã Chư Jôr: Để triển khai thực hiện tiểu dự án, UBND xã đã tuyên truyền, vận động người dân hiến đất xây dựng công trình, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thi công kênh mương, đường giao thông.

Công trình hồ chứa Tân Sơn gồm đập Tân Sơn và kênh chính được đầu tư xây dựng từ năm 2009 với kinh phí 47,5 tỷ đồng. Dung tích chứa của hồ khoảng 4,1 triệu m3 nước, phục vụ tưới cho 120 ha lúa nước của người dân các xã: Nghĩa Hưng, Chư Jôr (huyện Chư Pah)… Tuy nhiên chỉ một số diện tích canh tác được vào mùa khô, còn mùa mưa thường bị ngập úng. Khu vực hạ lưu đập dâng Chư Jôr về bên phải suối Ia Rơ Nhing vẫn chưa được cấp nước vào mùa khô. Còn một số cánh đồng nhỏ, đất cao nên người dân trồng cà phê. Khoảng 30 ha lúa được tưới bằng máy bơm từ suối Ia Rơ Nhing và từ kênh. Khu tưới chính nằm xa về phía hạ lưu đập dâng Chư Jôr, là khu vực trồng lúa phát triển mạnh trong hệ thống tưới của công trình. Trước đây, khi thủy lợi Tân Sơn chưa được đầu tư xây dựng, suối Ia Rơ Nhing là nguồn cung cấp nước chính cho khu vực này.

Để phát huy hiệu quả, công trình thủy lợi Tân Sơn cần được đầu tư nâng cấp, kiên cố hóa và mở rộng thêm. Năm 2013, Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ cho sản xuất các tỉnh Tây Nguyên” với nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) được triển khai, trong đó có tiểu dự án nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn hệ thống thủy lợi Tân Sơn khu vực xã Nghĩa Hưng và Chư Jôr.  Mục tiêu chính của tiểu dự án là nâng cấp, hoàn thiện kênh nhánh dẫn nước tưới cho 450 ha lúa nước và hoa màu từ hồ chứa Tân Sơn; sửa chữa, nâng cấp đường phục vụ quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng nông thôn các xã: Tân Sơn, Nghĩa Hưng, Chư Jôr và Chư Đăng Ya; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, phát huy hiệu quả đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn.

Các hạng mục của tiểu dự án gồm: chống thấm và xử lý mối đập đất, gia cố bảo vệ mặt đập, hệ thống tiêu nước chống thấm; kiên cố hóa đoạn kênh sau tràn xả lũ; kiên cố 8,635 km kênh tưới…; sửa chữa, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn kết nối phục vụ sản xuất với 3 tuyến chính từ khu dân cư đường liên xã Nghĩa Hưng-Chư Jôr vào đầu mối phục vụ sản xuất và quản lý khai thác công trình; xây dựng đường từ làng Nhiên (xã Nghĩa Hưng) đến khu sản xuất và đường liên xã Nghĩa Hưng-Chư Jôr ra khu sản xuất, kết nối với đường liên xã Chư Jôr-Chư Đăng Ya…

Theo Ban Quản lý dự án các công trình đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và PTNT, đến nay, tiểu dự án đã hoàn thành một số tuyến kênh mương phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2016-2017. Các tuyến đường hiện đang tiếp tục thi công hoàn chỉnh, giúp người dân đi lại thuận lợi hơn.

Ông Nguyễn Sơn-Giám đốc Ban Quản lý Dự án các công trình đầu tư, xây dựng công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh cho biết: Tiểu dự án nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn hệ thống thủy lợi Tân Sơn khu vực xã Nghĩa Hưng và Chư Jôr khi hoàn thành sẽ mở rộng diện tích tưới, tạo cơ sở hạ tầng nông thôn khu vực xã Nghĩa Hưng, Chư Jôr và Chư Đăng Ya phát triển; góp phần hoàn thiện mạng lưới hệ thống giao thông nông thôn; giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, tăng cường trao đổi, buôn bán các mặt hàng nông sản làm ra của người dân.

 Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.