Triển lãm ảnh nghệ thuật tỉnh Gia Lai 2024: Đổi mới và kế thừa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Diễn ra định kỳ 2 năm/lần, triển lãm ảnh nghệ thuật tỉnh Gia Lai là dịp giới thiệu thành tựu của chuyên ngành Nhiếp ảnh đến với đông đảo công chúng.

Năm nay, với chủ đề “Gia Lai trong tôi”, triển lãm trưng bày 100 tác phẩm xuất sắc của 24 tay máy chuyên và không chuyên trên địa bàn tỉnh. Có thể thấy sự đổi mới và kế thừa là yếu tố nổi bật trong triển lãm lần này.

Sự tươi mới

Những tác phẩm tham gia triển lãm ảnh nghệ thuật tỉnh lần này chạm đến người xem không chỉ ở tính chuyên nghiệp, chất lượng sáng tạo ảnh đỉnh cao, mà ở góc nhìn mới lạ, khoảnh khắc chân thực của đời sống được bắt trọn qua từng góc máy nghệ thuật.

Bên cạnh những tên tuổi gạo cội của làng nhiếp ảnh như: Phạm Dực, Huy Tịnh, Nhất Hạnh, Nguyễn Linh Vinh Quốc, Nguyễn Ngọc Hòa (Hòa Carol), Võ Đình Khoa... triển lãm còn có sự góp mặt của một số tác giả trẻ, tay máy không chuyên.

trien-lam-dien-ra-tu-ngay-6-den-15-11-tai-danh-thang-bien-ho-anh-hoang-ngoc.jpg
Triển lãm ảnh nghệ thuật tỉnh Gia Lai diễn ra từ ngày 6 đến 15-11 tại danh thắng Biển Hồ (TP. Pleiku). Ảnh: M.C

Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Phạm Dực nhận xét: “Đây là triển lãm cho thấy rất rõ tinh thần đổi mới. Nếu các tác phẩm về chân dung người già Tây Nguyên-chủ đề quen thuộc từng mang về cho nhiếp ảnh Gia Lai rất nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế thường chiếm số lượng áp đảo trong các triển lãm trước thì lần này hầu như không có.

Thay vào đó, hình ảnh người già luôn đi cùng với thế hệ trẻ, thể hiện rõ tinh thần kế thừa, tiếp nối. Do đó, chủ đề này cũng tràn đầy sức sống, sự tươi mới, hy vọng”.

Cũng theo NSNA Phạm Dực, không chỉ ở mảng màu văn hóa, mà các tác phẩm ảnh về lĩnh vực du lịch, kinh tế, khoa học kỹ thuật, quốc phòng-an ninh cũng đậm đầy sự tươi mới. Điều đó cho thấy tinh thần kế thừa đầy sức sống của thế hệ cầm máy kế cận, đồng thời khắc họa chủ đề “Gia Lai trong tôi”-một vùng đất đang có sự vươn mình rất mạnh mẽ.

Triển lãm là dịp hội tụ, tôn vinh những tác phẩm xuất sắc của các tác giả. Có thể kể đến như: Chàng trai Tây Nguyên, Thiếu nữ Jrai, Vòng xoang (Phạm Dực); Dệt vải, Độc tấu đàn t’rưng, Hồ Ia Mơ (Huy Tịnh); Chư Đang Ya, Khám phá thác Hang Én, ảnh bộ Cà phê Việt (Hòa Carol)...

Đặc biệt, một số tác giả trẻ có tác phẩm xuất sắc về du lịch Gia Lai như: Đường hoa Chư Đang Ya, K50 thay áo mới (Phạm Công Quý); Cánh đồng Ktơ, Dù lượn Chư Đang Ya, Lợp mái nhà rông (Nguyễn Văn Tuấn)… Nhiều tác phẩm đã đạt các giải thưởng khu vực, trong nước và quốc tế trước đó.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Huy Tịnh-Hội viên Hội NSNA Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phụ trách chuyên ngành Nhiếp ảnh chia sẻ: “Tác phẩm của tôi đa dạng về đề tài văn hóa và cuộc sống đời thường. Nhưng đặc biệt nhất là hình ảnh một bé gái người nước ngoài đang trượt patin tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku).

Đây là một trong những hoạt động rất sôi động của giới trẻ phố núi. Trong nhịp sống đời thường đó, còn có thể thấy sự hội nhập và phát triển của vùng đất này”.

chang-trai-tay-nguyen-anh-nsna-pham-duc.jpg
Chàng trai Tây Nguyên. Ảnh NSNA Phạm Dực
duong-hoa-da-quy-anh-pham-quy.jpg
Đường hoa dã quỳ. Ảnh: Phạm Quý
sac-thai-nui-lua-chu-dang-ya-anh-bo-hoang-quoc-vinh.jpg
Sắc thái núi lửa Chư Đang Ya. Ảnh bộ- Hoàng Quốc Vĩnh

100 tác phẩm tại triển lãm đã truyền tải tới công chúng những thành tựu kinh tế, văn hóa-xã hội, du lịch, khoa học kỹ thuật, quốc phòng-an ninh nổi bật của tỉnh trên con đường đổi mới, phát triển. Triển lãm cũng mang đến những khoảnh khắc cuộc sống đời thường, vẻ đẹp của đất và người Gia Lai dưới những góc nhìn bình dị.

Tinh thần kế thừa

Nếu các NSNA gạo cội vẫn chứng tỏ được sự lao động nghệ thuật bền bỉ thì những tay máy trẻ cũng góp sức vào sân chơi nghệ thuật bằng thành quả sáng tạo riêng.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nhất Hạnh khẳng định: Triển lãm lần này xuất hiện nhiều tác giả trẻ với những tác phẩm độc đáo. Là người cầm máy lâu năm, tôi rất vui khi nhìn thấy tinh thần kế thừa như vậy. Tôi cũng mong hàng năm có thêm những sân chơi như thế này để khích lệ thế hệ trẻ ghi lại những khoảnh khắc, cảnh đẹp của đất và người Gia Lai.

Lần thứ hai có tác phẩm được chọn triển lãm ảnh nghệ thuật toàn tỉnh, tác giả trẻ Phạm Công Quý chia sẻ: “Đây là vinh dự rất lớn đối với tôi. Tôi học hỏi được rất nhiều từ những triển lãm lớn của tỉnh, nơi quy tụ những tay máy hàng đầu, xuất sắc nhất. Mỗi tác phẩm đều kể câu chuyện ý nghĩa, chạm đến trái tim người xem. Chính điều đó cũng thôi thúc khát vọng sáng tạo trong tôi nhiều hơn”.

chieu-bien-ho-anh-hoang-thu-thao.jpg
Chiều Biển Hồ. Ảnh: Hoàng Thu Thảo

Trong khi đó, tác giả Nguyễn Hoàng Thu Thảo không chỉ lần đầu tiên có tác phẩm được triển lãm, mà còn là tay máy nữ hiếm hoi. Chị tâm sự: “Tôi chụp ảnh đã lâu và rất thích chụp phong cảnh Gia Lai, nhưng đây là lần đầu mạnh dạn gửi ảnh tham gia triển lãm.

“Biển Hồ chiều” là khoảnh khắc tôi bắt được ánh nắng chiều chiếu xuống tán cây đang ra lá non đổ xuống mặt nước. Có tác phẩm được chọn triển lãm lần này chính là động lực để tôi tiếp tục cố gắng trên hành trình sáng tạo nghệ thuật”.

Theo NSNA Huy Tịnh, triển lãm ảnh nghệ thuật cũng góp phần phát hiện những nhân tố mới. Đây cũng là điều mà thế hệ NSNA đi trước luôn đau đáu, trăn trở để tìm ra đội ngũ kế cận, thổi luồng gió mới cho nhiếp ảnh nghệ thuật Gia Lai.

“Nhiếp ảnh là lĩnh vực đặc thù, phản ánh sự thật nhưng nâng tầm lên nghệ thuật. Các tác giả phải đi tận nơi, ghi lại những điều tận thấy. Do vậy, NSNA còn là những người viết sử bằng hình ảnh. Do đó, tôi mong muốn các sở, ban, ngành, địa phương quan tâm, tạo điều kiện cho anh em nhiếp ảnh được tiếp cận những sự kiện lớn về văn hóa, thể thao, kinh tế, chính trị, các lễ hội, đời sống đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới…

Chính ở những nơi khó khăn, càng cần có “tiếng nói” của nhiếp ảnh để đưa hình ảnh của đất và người Gia Lai đến với người dân cả nước và ra thế giới”-NSNA Huy Tịnh cho hay.

Trao đổi với P.V, Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh-cho biết: “Triển lãm là dịp để tôn vinh tinh thần lao động nghệ thuật, đề cao những tác phẩm công phu, tâm huyết của các NSNA.

Dấn thân trên con đường nghệ thuật chưa bao giờ là dễ, bởi ngoài sự rung động của tâm hồn và xúc cảm, NSNA cộng cảm với mọi giác quan lẫn sự nhanh nhạy để truyền tải hiện thực cuộc sống một cách chân thực, vượt ra mọi sự đóng khung của hình ảnh để đến với người thưởng lãm”.

Có thể bạn quan tâm

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.