Triển lãm 100 ảnh nghệ thuật tại thắng cảnh Biển Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 6-11, Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh Gia Lai khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật tỉnh Gia Lai năm 2024 tại Khu di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku).

dscf7202.jpg
Khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật "Gia Lai trong tôi". Ảnh: HOÀNG NGỌC

Dự khai mạc có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; đông đảo nghệ sĩ nhiếp ảnh là hội viên chuyên ngành Nhiếp ảnh và các tay máy không chuyên trong tỉnh.

Triển lãm ảnh nghệ thuật tỉnh Gia Lai giới thiệu 100 tác phẩm của 24 tay máy chuyên và không chuyên trên địa bàn tỉnh. Với chủ đề “Gia Lai trong tôi”, 100 tác phẩm chọn trưng bày trong triển lãm phản ánh đa dạng, phong phú những thành tựu kinh tế, văn hóa-xã hội, du lịch, khoa học kỹ thuật, quốc phòng-an ninh nổi bật của đất và người Gia Lai trên con đường đổi mới, phát triển.

dscf7196.jpg
Tặng hoa cho các tác giả có tác phẩm tham gia triển lãm ảnh nghệ thuật tỉnh Gia Lai. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Triển lãm cũng mang đến những khoảnh khắc cuộc sống đời thường, vẻ đẹp của đất và người Gia Lai dưới những góc nhìn bình dị, nhân văn.

Triển lãm có sự tham gia của các nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng của vùng đất Gia Lai như: Phạm Dực, Huy Tịnh, Nhất Hạnh, Nguyễn Linh Vinh Quốc, Nguyễn Ngọc Hòa (Hòa Carol), Võ Đình Khoa …Ngoài ra, còn có một số tác giả trẻ, tay máy không chuyên mang đến sự đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức trong triển lãm ảnh nghệ thuật lần này.

img-4748.jpg
Triền lãm diễn ra từ ngày 6 đến 15-11 tại danh thắng Biển Hồ. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 15-11 tại danh thắng Biển Hồ nhằm hưởng ứng các sự kiện lớn diễn ra tại Gia Lai vào tháng 11 gồm Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya và Giải chạy Gia Lai City Trail năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Gia Lai còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng

Gia Lai còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng

(GLO)- Theo kết quả kiểm kê cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, hiện toàn tỉnh còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng và 117 chiếc chiêng lẻ. So với kết quả kiểm kê năm 2008, số lượng cồng chiêng trên địa bàn tỉnh giảm 1.079 bộ.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.