Triển khai thi hành Luật Cảnh sát cơ động trên địa bàn Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 22-10, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 2424/KH-UBND về triển khai thi hành Luật Cảnh sát cơ động trên địa bàn tỉnh.
Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Giám đốc Công an tỉnh tặng giấy khen cho 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức, quản lý, huấn luyện lực lượng Cảnh sát cơ động dự bị chiến đấu. Ảnh: Lê Ánh
Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Giám đốc Công an tỉnh tặng giấy khen cho 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức, quản lý, huấn luyện lực lượng Cảnh sát cơ động dự bị chiến đấu đợt II-2022. Ảnh: Lê Ánh
Theo đó, Kế hoạch nhằm mục tiêu xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, địa phương và cơ quan có liên quan để bảo đảm triển khai thi hành Luật Cảnh sát cơ động (gọi tắt là Luật) kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả. Tuyên truyền, phổ biến kịp thời, có hiệu quả Luật đến Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; thực hiện tốt công tác tập huấn chuyên sâu về Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.
Cùng với đó, bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh; phát huy vai trò, trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị; phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, địa phương và cơ quan có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật. Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bảo đảm từ ngày 1-1-2023, Luật được thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh.
Tại Kế hoạch đã phân rõ nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, cơ quan đơn vị, địa phương thực hiện các nội dung phần việc. Cụ thể, Công an tỉnh chủ trì in, cấp phát tài liệu, tuyên truyền, phổ biến Luật cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Công an tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, phối hợp các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện tham gia nghiên cứu, góp ý, xây dựng dự thảo văn bản quy định chi tiết thi hành Luật; kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ ban hành phù hợp với Luật.
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện phối hợp Công an tỉnh tổ chức phổ biến, quán triệt Luật cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị, địa phương bằng hình thức phù hợp, tập trung vào các điểm mới của Luật.
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công an tỉnh, Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, các cơ quan truyền thông, các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện tổ chức phổ biến, tuyên truyền Luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn triển khai thi hành Luật; công tác triển khai và kết quả thi hành Luật tại địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên tỉnh phối hợp Công an tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật cho các hội viên và các tầng lớp nhân dân.
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này được sử dụng trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện căn cứ nội dung Kế hoạch và tình hình thực tế, chủ động triển khai thi hành Luật đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả. Định kỳ hàng năm, báo cáo kết quả triển khai thi hành Luật về Công an tỉnh (qua Phòng Tham mưu) trước ngày 10-12 để tập hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ngành tỉnh, UBND cấp huyện và các cơ quan có liên quan giúp UBND tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện; tổng hợp, báo cáo theo quy định. Quá trình thực hiện, khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị và địa phương báo cáo về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh, số điện thoại 069.4329.386) để hướng dẫn, giải quyết.
TRẦN ĐỨC
 

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.