Trao sinh kế cho phụ nữ nghèo và ra mắt mô hình nuôi heo đất tại xã Cư An

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 16-5, tại xã Cư An, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức giao lưu văn nghệ, dân vũ; thực hiện phần việc "Trách nhiệm với cộng đồng" và ra mắt mô hình “Nuôi heo đất”.

Tại chương trình, Hội LHPN huyện Đak Pơ đã trao mô hình sinh kế cho 2 hội viên phụ nữ nghèo (mỗi hộ 85 con gà) với tổng trị giá 5,5 triệu đồng. Trong đó, Hội LHPN huyện và 8 xã, thị trấn hỗ trợ 4,5 triệu đồng, 2 hộ đối ứng mỗi hộ 500 ngàn đồng). Bên cạnh đó, Hội LHPN xã Cư An cũng tặng 23 suất quà cho hội viên phụ nữ nghèo, trẻ mồ côi với tổng trị giá 6,9 triệu đồng.

Hội LHPN huyện trao mô hình sinh kế cho 2 hội viên nghèo của xã Cư An. Ảnh: Lan Anh
Hội LHPN huyện trao mô hình sinh kế cho 2 hội viên nghèo của xã Cư An. Ảnh: Lan Anh

Cũng tại chương trình, Hội LHPN huyện Đak Pơ đã ra mắt mô hình "Nuôi heo đất" tại thôn An Định với 38 thành viên để hỗ trợ cho hội viên phụ nữ nghèo, cận nghèo, phụ nữ khuyết tật, trẻ mồ côi trên địa bàn. Hướng dẫn và thực hành đào hố rác, phân loại rác và thực hành “3 sạch” cho chị em.

Dịp này, Hội LHPN huyện Đak Pơ đã phát động "Làm theo Bác, thực hành tiết kiệm" và sinh hoạt chuyên đề học tập theo Bác nhằm chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890-19/5/2024).

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phối hợp thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Gia Lai: Phối hợp thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành văn bản số 618/UBND-KGVX, ngày 16-3-2025 gửi các sở, ban, ngành của tỉnh về việc phối hợp thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Người dân xã Ia Le (huyện Chư Pưh) tham gia trồng rừng gỗ lớn. Ảnh: N.D

Trồng rừng gỗ lớn hướng đi triển vọng

(GLO)- Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình và chủ rừng trên địa bàn tỉnh GIa Lai đã huy động các nguồn lực để trồng rừng gỗ lớn. Đây là bước đột phá trong phát triển lâm nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gỗ rừng trồng trong những năm tới.

Giã từ “miền đất hứa”

Giã từ “miền đất hứa”

(GLO)- Đó là lời chia sẻ ngậm ngùi của những người từng bị dụ dỗ vượt biên, lưu lạc xứ người khi được trở về quê hương. Nhiều người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã vỡ mộng nơi “miền đất hứa”, quyết tâm làm lại cuộc đời.

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

(GLO)- Phát huy truyền thống quê hương Anh hùng A Sanh, những năm qua, người dân làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động trong lao động sản xuất, trở thành điểm sáng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Ông Amyên (bìa trái)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Dơk Rơng (xã Glar, huyện Đak Đoa) và anh Suinh tưới nước cho vườn cà phê của làng. Ảnh: N.H

Dân làng chung tay gây quỹ phục vụ cộng đồng

(GLO)- Nhiều làng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai gây quỹ bằng các mô hình sản xuất nông nghiệp trên quỹ đất công để có kinh phí triển khai các phong trào, hoạt động cũng như đóng góp xây dựng, cải tạo hạ tầng.

Bà H’Kéch là một trong số ít người ở huyện Phú Thiện biết hát và kể khan. Ảnh: L.H

Siu H’Kéch: “Báu vật ” của buôn làng

(GLO)- Khi số người biết kể sử thi (kể khan) dần trở nên hiếm hoi trong cộng đồng người Jrai thì tại tổ dân phố 12 (thị trấn Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), bà Siu H’Kéch vẫn ngày ngày cất lên những giai điệu sử thi hào hùng. Bà là một trong số ít người ở huyện Phú Thiện biết hát và kể khan.

Ta còn có thể khác đi được không?

Ta còn có thể khác đi được không?

(GLO)- Đó là câu hỏi mà nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần-tác giả “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” đặt ra trong một lần loay hoay trước câu hỏi: Chấp nhận mình đã cũ hay làm gì đó để sống khác chính mình của bao nhiêu năm qua?

Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi thị xã phối hợp với các đơn vị tài trợ bàn giao nhà "Đại đoàn kết" cho gia đình em Ksor H'Ban. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa quan tâm chăm sóc trẻ em

(GLO)- Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em yếu thế luôn được các ban, ngành, đoàn thể thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) quan tâm. Đây là động lực để các em có thêm niềm tin, vững bước vào tương lai.