Trao 34 giải thưởng tại Hội thi "Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu" tỉnh Gia Lai lần thứ II-2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 2 ngày (28 và 29-7) diễn ra Phiên chợ nông sản và Hội thi “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu” tỉnh Gia Lai lần thứ II-2023, chiều 29-7, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku, Hội Nông dân tỉnh đã bế mạc và trao thưởng cho các sản phẩm nông nghiệp tham gia hội thi.

Ban tổ chức đã chấm thi qua hồ sơ, thuyết trình về sản phẩm và chấm điểm trực tiếp sản phẩm trưng bày tại gian hàng. Ảnh: Vũ Thảo

Ban tổ chức đã chấm thi qua hồ sơ, thuyết trình về sản phẩm và chấm điểm trực tiếp sản phẩm trưng bày tại gian hàng. Ảnh: Vũ Thảo

Bằng hình thức chấm thi qua hồ sơ, thuyết trình về sản phẩm và chấm điểm trực tiếp sản phẩm trưng bày tại gian hàng, Ban tổ chức đã quyết định chọn ra 34 sản phẩm trong tổng số 67 sản phẩm của 64 hộ hội viên nông dân tham gia để trao thưởng.

Trong đó, 2 giải nhất được trao cho sản phẩm bưởi da xanh của hộ hội viên Lưu Thị Thu Hường (ở buôn Mlah, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) và bộ sản phẩm Yến tinh chế Minh Huy của hộ hội viên Mạc Thị Cẩm Nhung (ở tổ dân phố 7, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê); 4 giải nhì (2 giải thuộc nhóm sản phẩm tươi sống và 2 giải thuộc nhóm sản phẩm đã qua sơ chế, chế biến); 6 giải ba (3 giải thuộc nhóm sản phẩm tươi sống và 3 giải thuộc nhóm sản phẩm đã qua sơ chế, chế biến); 22 giải khuyến khích (5 giải thuộc nhóm sản phẩm tươi sống và 17 giải thuộc nhóm sản phẩm đã qua sơ chế, chế biến).

Ban tổ chức trao 2 giải nhất cho sản phẩm bưởi da xanh của hộ hội viên Lưu Thị Thu Hường (ở buôn Mlah, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) và bộ sản phẩm Yến tinh chế Minh Huy của hộ hội viên Mạc Thị Cẩm Nhung (ở tổ dân phố 7, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê). Ảnh: Vũ Thảo
Ban tổ chức trao 2 giải nhất cho sản phẩm bưởi da xanh của hộ hội viên Lưu Thị Thu Hường (ở buôn Mlah, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) và bộ sản phẩm Yến tinh chế Minh Huy của hộ hội viên Mạc Thị Cẩm Nhung (ở tổ dân phố 7, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê).
Ảnh: Vũ Thảo

Ban tổ chức còn trao 5 giải phụ (3 giải cho đơn vị có công tác chuẩn bị và tham gia tích cực; 1 giải cho đơn vị có gian hàng trang trí đẹp, đầy đủ, đa dạng loại sản phẩm nhất; 1 giải cho cá nhân thuyết trình hay nhất).

Theo đánh giá của Ban tổ chức, qua Phiên chợ và Hội thi cho thấy, các đơn vị tham gia đã có sự đầu tư trang trí gian hàng đẹp, sản phẩm phong phú, đa dạng. Sản phẩm dự thi là những mặt hàng nông sản tiêu biểu do nông dân trên địa bàn tỉnh sản xuất ra, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng phát triển. Hầu hết đều là những sản phẩm đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn như: OCOP, VietGAP, hữu cơ, chứng nhận nông sản an toàn của địa phương…

Trao 4 giải nhì (2 giải thuộc nhóm sản phẩm tươi sống và 2 giải thuộc nhóm sản phẩm đã qua sơ chế, chế biến). Ảnh: Vũ Thảo

Trao 4 giải nhì (2 giải thuộc nhóm sản phẩm tươi sống và 2 giải thuộc nhóm sản phẩm đã qua sơ chế, chế biến). Ảnh: Vũ Thảo

Thông qua Phiên chợ nông sản và Hội thi là hoạt động giúp cán bộ, hội viên nông dân học tập, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản trong thời kỳ đẩy mạnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Có thể bạn quan tâm

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.