"Tô màu" cho cuộc sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một bạn trẻ đã viết trên trang Facebook cá nhân rằng: “Có một kỹ năng sống mà tôi để tâm rèn luyện, đó là “làm màu cho cuộc sống”. Nghĩa là phải luôn biết cách làm cho cuộc sống thú vị, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Kỹ năng này được phô bày rõ ràng khi chúng ta bị tách khỏi công việc và cách ly tại nhà”.
Gần đây, “cách ly” là từ được nhắc tới nhiều trong trạng thái âu lo của hầu hết mọi người. “Cách ly tại nhà” hay phải cách ly ở đâu đó thật sự không phải là một trải nghiệm dễ dàng. Tuy nhiên, nếu biết làm màu cho cuộc sống như lời bạn trẻ trên thì hẳn chúng ta sẽ có những ngày tháng đáng trân trọng dành cho gia đình và bản thân. Một trong rất nhiều cách để tạo nên những giá trị ấy là dành thời gian để đọc sách, làm bạn với sách và đọc sách cùng con.
Khi buộc phải thích nghi với một nếp sống mới, nhất là phải đối diện với những quẩn quanh cũ kỹ, đọc sách là cách giải tỏa hiệu quả. Trò chuyện cùng một cuốn sách hay luôn giúp chúng ta có thêm hào hứng. Hãy cầm sách lên và đọc. Cũng có thể bạn sẽ không đọc ngay mà chỉ là cầm sách vì sức hút của trang bìa hoặc một nét riêng nào đó. Dù vậy, hãy thực hiện nó vì bản thân và vì rất nhiều người xung quanh, đặc biệt là con trẻ. Tôi tin đó là hình ảnh đẹp và thi vị, là cách truyền cảm hứng, nêu gương của những người làm cha làm mẹ dành cho con cái.
Với trẻ nhỏ, nếu được rèn thói quen đọc sách, các bạn ấy sẽ có thể tự cân bằng cảm xúc của mình, tự “xoay xở” với những vấn đề gặp phải một cách nhẹ nhàng và tự nhiên nhất. “Đọc sách một cách tự nhiên”-tôi thường nghĩ đến điều này với tâm thức của một người đọc sách vì thực sự yêu thích, say mê chứ không bởi một thúc ép hay ràng buộc nào cả. Tự nhiên như thể câu chuyện của một cô bé tầm 10 tuổi-con gái của bạn tôi-vừa nhìn thấy những cánh hoa hồng tàn và rụng đi bèn nghĩ đến quy luật của tạo hóa và buột miệng nói nằm lòng với mẹ những đúc kết của tác giả Phong Thu trích từ tác phẩm “Những truyện hay viết cho thiếu nhi”: “Ai cũng có ngày bé. Ngày bé tự nhiên có. Rồi ngày bé tự nhiên đi và để lại nhiều kỷ niệm”.
Ảnh minh họa: Pixabay
Ảnh minh họa: Pixabay
Cùng con lớn lên theo năm tháng, có lẽ thành công nhất của tôi, của một vài người bạn tôi là khiến các con mình thấy gắn bó hơn với sách. Để rèn cho con thói quen đọc sách và yêu thích điều này là một hành trình dài. Nó không hoàn toàn dựa vào sở thích của con, và sở thích này cũng không thể tự hình thành mà phải có sự tác động của nhiều phía, đặc biệt là của gia đình. Tôi gọi nó là “nếp nhà”-cái nếp của việc cùng nhau tạo dựng, cùng nhau rèn luyện và cùng nhau tận hưởng. Kiểu như một lần nọ, tôi đã bật cười khi vừa lười biếng đặt lưng xuống giường, tính chợp mắt thì bị con gái nhỏ nhắc nhở: “Mẹ, hãy đọc sách trước khi ngủ, đó là nguyên tắc của gia đình!”. Ôi cái giọng nghiêm nghị trẻ con của bạn ấy làm người mẹ-vì muốn giữ “nguyên tắc gia đình”-đành cố gắng chiến thắng cơn buồn ngủ để cầm sách lên và đọc cùng con. Bên cạnh, con vẫn đang chăm chú đọc tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của bác Trần Đăng Khoa, thi thoảng hỏi mẹ: Hầm trú ẩn là gì, vì sao phải đánh thức lá trầu… Có lúc bất chợt con reo lên: “A, bài thơ này con đã được học ở trường!” và đọc ro ro cho mẹ nghe trong niềm hứng khởi thiết tha.
Những ngày hè này có quá nhiều thứ đặc biệt khi thời tiết gần như chỉ có mưa và mưa, rồi thường trực trong mỗi câu chuyện là nỗi âu lo về giãn cách xã hội. Nhưng không khí trở nên bớt ảm đạm bởi những sắc màu mà gia đình chúng tôi đã cố gắng cùng nhau tô vẽ, trong đó có kỹ năng đọc sách. Quẩn quanh trong những bức tường và song cửa sắt, bằng một cách kỳ diệu nào đó, những cuốn sách hay sẽ đưa ta thoát khỏi bức bối thường ngày để bước ra ngoài, thênh thang.
Đây là khung cảnh quen thuộc của gia đình tôi những ngày cách ly tại nhà: Mẹ tôi ngồi ở góc ghế đều tay đan những chiếc khăn len ấm áp, bên cạnh là các con tôi chăm chú đọc sách, thỉnh thoảng cười phá lên khi phát hiện ra điều gì đó thú vị, rồi lại trêu đùa hay đố nhau những câu hỏi học được từ sách vở. Hình ảnh ấy khiến tôi thấy tim mình tràn ngập yêu thương. Ngoài kia chợt sáng lên những tia nắng nhỏ hắt qua khung cửa sổ, như muốn sưởi ấm thành phố sau những ngày mưa gió tơi bời.
THI GIANG

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.